Quy hoạch Thủ đô: Thành phố đáng sống, sáng tạo, phát triển
Từ đó, tạo lập không gian phát triển mới, động lực mới và giá trị mới để xây dựng Thủ đô trở thành đô thị văn hiến, văn minh, hiện đại. Với sự đầu tư công phu, bài bản, kỹ lưỡng, định hướng quy hoạch cho Thủ đô được quán triệt dựa trên triết lý phát triển Thủ đô Hà Nội mà trong đó, các yếu tố văn hóa, văn hiến, văn minh Thăng Long - Hà Nội là những trụ cột xuyên suốt.
Nội dung chủ yếu của Quy hoạch Thủ đô Hà Nội bao gồm 5 trụ cột phát triển, 6 nhiệm vụ trọng tâm, 4 khâu đột phá chiến lược và 2 ưu tiên thực hiện.
Quy hoạch Thủ đô Hà Nội được lập với "tầm nhìn mới - tư duy mới toàn cầu, tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội. Qua đó, tạo ra những cơ hội mới - giá trị mới để phát triển Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Một trong những điểm nổi bật trong quy hoạch lần này, Hà Nội được xác định là trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng. Do vậy, quy hoạch không chỉ dựa vào thế mạnh hiện tại của Hà Nội mà còn khơi dậy khát vọng phát triển Thủ đô trở thành một thành phố xanh, thông minh và có chất lượng sống cao, ngang tầm với các Thủ đô phát triển trong khu vực và thế giới.
PGS.TS Bùi Tất Thắng, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển cho hay: “Thủ đô không giống như một thành phố bình thường như 63 tỉnh thành khác. Đây là Quy hoạch Thủ đô - với tư cách đại diện cho cả nước, chứ không phải quy hoạch thành phố Hà Nội. Do vậy, ý nghĩa bao hàm rất sâu rộng”.
KTS. Trần Huy Ánh - Hội Kiến trúc sư Hà Nội cho biết: “Quy hoạch lần này giải quyết được hai vấn đề: thành phố trong sông, tiến tới đưa sông Hồng thành trục phát triển. Vấn đề lớn thứ hai được giải quyết là đưa lời giải cho bài toán về giao thông đô thị Hà Nội”.
Quy hoạch Thủ đô Hà Nội xác định 5 nhiệm vụ trọng tâm bao gồm: Bảo vệ môi trường và cảnh quan; Phát triển đô thị và nông thôn; Phát triển kinh tế; Phát triển văn hóa - xã hội; Phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo. Chuyên gia khẳng định, Hà Nội hoàn toàn đủ nguồn lực để thực hiện và triển khai quy hoạch vào thực tiễn.
Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cùng với đồ án điều chỉnh Quy hoạch Thủ đô và Luật Thủ đô (sửa đổi), đó sẽ là những căn cứ quan trọng để thành phố Hà Nội triển khai xây dựng các kế hoạch, chương trình phát triển gắn với việc khai thác, huy động và sử dụng các nguồn lực trong thời kỳ mới.
Việc Quy hoạch Thủ đô được phê duyệt đặt ra kỳ vọng về những thay đổi sâu rộng, đưa Hà Nội trở thành một thành phố đáng sống, sáng tạo và phát triển bền vững trong tương lai.


Huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã giải ngân gần 300 tỷ đồng, đạt khoảng 20 % kế hoạch thành phố giao, sau bốn tháng đầu năm 2025.
Hình thức tiếp xúc cử tri trực tuyến và kết hợp trực tuyến với trực tiếp là bước đi tất yếu trong xu thế chuyển đổi số.
Phiên tòa phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo kêu oan của bị cáo Trần Đình Triển, Trưởng văn phòng Luật sư Vì Dân về tội "Lợi dụng quyền tự do dân chủ" sẽ diễn ra vào ngày 30/5 tới đây.
Để khởi công tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vào ngày 19/12 tới tại 5 điểm, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Xây dựng căn cứ mục tiêu này để xây dựng đường găng tiến độ chi tiết.
Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của bốn luật liên quan đến MTTQ, Công đoàn và Thanh niên nhằm thể chế hóa đầy đủ quan điểm của Đảng về sắp xếp, tinh gọn bộ máy các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng trực thuộc.
Thống kê sơ bộ đã có 717.712 ý kiến góp ý trong hệ thống MTTQ vào các điều khoản được sửa đổi, bổ sung tại dự thảo nghị quyết sửa đổi Hiến pháp, đa số ý kiến đều tán thành với nội dung dự thảo.
0