Quy hoạch thủ đô: Các dòng sông sẽ xanh trở lại
Theo các đại biểu, đây là quyết sách lớn, cần sự tính toán kỹ và có lộ trình phù hợp, đặc biệt về hệ thống xử lý nước thải. Để hiện thực hoá việc làm xanh lại các dòng sông, Hà Nội đã và đang triển khai nhiều biện pháp đồng bộ. Trong đó, có kế hoạch xây dựng đập tràn trên hệ thống sông Hồng, sông Đuống.

Cùng với đó là đề án “Phục hồi chất lượng môi trường và phát triển hệ thống 4 sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét” do Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội xây dựng.

Một nguồn lực lớn được Hà Nội đầu tư để quyết làm xanh lại các con sông nội đô, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua chủ trương xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, giai đoạn 1, với tổng vốn đầu tư hơn 4 nghìn tỷ đồng. Mục tiêu nhằm cấp nguồn nước cho các con sông. Cùng với đó là hơn 16 nghìn tỷ đồng đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, công suất 270 nghìn m3. Dự kiến, dự án sẽ đi vào hoạt động trong tháng 4.
Hàng loạt giải pháp được thực hiện đồng bộ, liên tiếp, thể hiện quyết tâm chính trị lớn của Hà Nội trong cải tạo, phục hồi các dòng sông nội đô. Quy hoạch Thủ đô được thông qua giúp Hà Nội có cơ sở để thực hiện. Theo lộ trình, Hà Nội sẽ đưa sông Tô Lịch xanh trở lại vào năm 2030.


Hà Nội hiện đang bước vào giai đoạn xây dựng nông thôn mới hiện đại, xây dựng mô hình nông thôn sinh thái, nông thôn thông minh, tích hợp giữa công nghệ số và gìn giữ giá trị truyền thống, giữa phát triển kinh tế với bảo vệ cảnh quan, văn hóa làng xã.
UBND thành phố Hà Nội vừa chấp thuận cho Công ty Cổ phần Dịch vụ vận tải số Trí Nam bổ sung 49 trạm xe đạp công cộng trên địa bàn, nâng tổng số trạm khai thác lên 140.
Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) phối hợp với các cơ quan chức năng sẽ tổ chức rào chắn phục vụ thi công ga ngầm S12, đường chuyển làn và gara trên đường Trần Hưng Đạo.
Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn về việc đảm bảo an ninh trật tự hoạt động cấp nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn thành phố.
UBND thành phố Hà Nội giao Sở Nông nghiệp và Môi trường đề xuất điều chỉnh ba loại rừng phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch lâm nghiệp và quy hoạch cấp huyện.
Hà Nội đã có 82.016,22km đường xã và 139.659,62km đường thôn, liên thôn đã được bê tông hóa, nhựa hóa bảo đảm ô tô đi lại thuận tiện, đạt 100% yêu cầu Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
0