Quy hoạch chung Thủ đô không làm hạn chế tư duy phát triển

Ngày 9/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp báo cáo yêu cầu quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội cần có sự đồng bộ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; giải quyết tốt mối quan hệ với các quy hoạch chuyên ngành về đất đai, giao thông, cây xanh, nông nghiệp, thủy lợi, văn hóa, giáo dục… để thống nhất trong thực hiện, không làm hạn chế tư duy phát triển.

Theo quy hoạch, đến năm 2030, Hà Nội có quy mô dân số khoảng 10,5 triệu người; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,5-9,5%/ năm; Thu nhập bình quân đầu người khoảng 13,5-14 nghìn USD. Kinh tế số chiếm 40%. Diện tích đất cây xanh bình quân 10-12 m2/người. Tỷ lệ đô thị hóa từ 65-70%.

Quy hoạch xác định cấu trúc không gian phát triển bao gồm: 05 không gian phát triển; 5 hành lang và vành đai kinh tế; 05 trục động lực; 05 vùng kinh tế, xã hội; 05 vùng đô thị. Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội đóng vai trò là cực tăng trưởng của đất nước, đóng vai trò trọng yếu trong tam giác động lực của vùng Đồng bằng sông Hồng và tứ giác phát triển khu vực miền Bắc.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, cần xem xét, nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng, báo cáo cấp thẩm quyền, xin chủ trương, kiến nghị hướng xử lý đối với những vấn đề mới đặt ra như trong thành phố có rừng, thành phố trong rừng… xây dựng tiêu chí cụ thể về văn hóa, dịch vụ, hạ tầng, quy tắc ứng xử công cộng, môi trường… để thực hiện được các mục tiêu đề ra. Quy hoạch phải tái hiện được một Hà Nội nghìn năm văn hiến, gắn với những con sông, nhất là sông Hồng; từ đó, đặt ra yêu cầu cải tạo, trả lại cho các con sông những chức năng như trước đây như không gian mặt nước, thoát nước, thoát lũ, phát triển nông nghiệp sinh thái kết hợp du lịch, vui chơi, giải trí.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng cần xem xét, nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng, báo cáo cấp thẩm quyền, xin chủ trương, kiến nghị hướng xử lý đối với những vấn đề mới đặt ra

Quy hoạch chung Hà Nội phải giải quyết các vấn đề như ùn tắc giao thông, ngập nước, ô nhiễm môi trường, quá tải hạ tầng văn hóa xã hội, khắc phục tình trạng cơ quan hành chính nằm lẫn trong khu dân cư, cần có sự đồng bộ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; giải quyết tốt mối quan hệ với các quy hoạch chuyên ngành về đất đai, giao thông, cây xanh, nông nghiệp, thủy lợi, văn hóa, giáo dục… để thống nhất trong thực hiện, không làm hạn chế tư duy phát triển

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội hiện đang bước vào giai đoạn xây dựng nông thôn mới hiện đại, xây dựng mô hình nông thôn sinh thái, nông thôn thông minh, tích hợp giữa công nghệ số và gìn giữ giá trị truyền thống, giữa phát triển kinh tế với bảo vệ cảnh quan, văn hóa làng xã.

UBND thành phố Hà Nội vừa chấp thuận cho Công ty Cổ phần Dịch vụ vận tải số Trí Nam bổ sung 49 trạm xe đạp công cộng trên địa bàn, nâng tổng số trạm khai thác lên 140.

Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) phối hợp với các cơ quan chức năng sẽ tổ chức rào chắn phục vụ thi công ga ngầm S12, đường chuyển làn và gara trên đường Trần Hưng Đạo.

Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn về việc đảm bảo an ninh trật tự hoạt động cấp nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn thành phố.

UBND thành phố Hà Nội giao Sở Nông nghiệp và Môi trường đề xuất điều chỉnh ba loại rừng phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch lâm nghiệp và quy hoạch cấp huyện.

Hà Nội đã có 82.016,22km đường xã và 139.659,62km đường thôn, liên thôn đã được bê tông hóa, nhựa hóa bảo đảm ô tô đi lại thuận tiện, đạt 100% yêu cầu Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.