Quy định về bán nhà ở xã hội sau 5 năm

Theo quy định trước đây, một căn nhà ở xã hội khi chuyển nhượng phải đóng 50% tiền sử dụng đất, rơi vào khoảng 120-200 triệu đồng. Với quy định mới tại Luật Nhà ở 2023, người dân sẽ không phải mất phí này.

Tại Điểm e, Khoản 1, Điều 89, Luật Nhà ở 2023 quy định: Sau thời hạn 5 năm, kể từ ngày đã thanh toán đủ tiền mua nhà ở, bên mua nhà ở xã hội được bán lại nhà ở này theo cơ chế thị trường cho đối tượng có nhu cầu, nếu đã được cấp giấy chứng nhận. Bên bán không phải nộp tiền sử dụng đất và phải nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật về thuế.

Trừ trường hợp bán nhà ở xã hội là nhà ở riêng lẻ thì bên bán phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ, phải nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật về thuế.

Điều 42 Nghị định số 100 năm 2024 quy định: Việc nộp tiền sử dụng đất khi bán lại nhà ở xã hội sau thời hạn 5 năm. Theo đó, ngoài các khoản phải nộp theo quy định, bên bán phải nộp 50% tiền sử dụng đất. Thời điểm tính tiền sử dụng đất là thời điểm nộp hồ sơ hợp lệ để công nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Bên cạnh đó, tại Điểm đ, Khoản 5, Điều 198 Luật Nhà ở 2023 quy định: Đối với trường hợp bán nhà ở xã hội phải nộp tiền sử dụng đất trước ngày luật này có hiệu lực, mà đến ngày Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực thi hành vẫn chưa nộp tiền sử dụng đất thì tiếp tục nộp tiền theo quy định.

Đối với trường hợp bên mua nhà ở xã hội được bán lại nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở mà thực hiện chuyển nhượng sau ngày 1/8/2024 (ngày Luật Nhà ở có hiệu lực) thì không phải nộp tiền sử dụng đất và phải nộp thuế thu nhập.

Đối với trường hợp bán nhà ở xã hội là nhà ở riêng lẻ thì bên bán phải nộp 50% tiền sử dụng đất và phải nộp thuế thu nhập. Đối với trường hợp bán nhà ở xã hội phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về nhà ở trước ngày Luật Nhà ở có hiệu lực, mà vẫn chưa nộp tiền sử dụng đất thì tiếp tục nộp tiền theo quy định của pháp luật về nhà ở trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo các chuyên gia pháp lý, người mua nhà tại dự án CT6 Kiến Hưng cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra để bổ sung hồ sơ, chứng cứ và bảo vệ quyền lợi của mình.

“Nhà ở xã hội không có nghĩa là làm ở những chỗ đất 'đầu thừa đuôi thẹo', những nơi 'khỉ ho cò gáy'. Phải ưu tiên nhà ở xã hội trước rồi mới đến nhà ở thương mại", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định tại “Hội nghị toàn quốc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội” được tổ chức chiều nay (6/3) tại Hà Nội.

Vụ án “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại dự án CT6 Kiến Hưng (quận Hà Đông) liên quan tới Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh Lê Thanh Thản vừa được Công an TP. Hà Nội phục hồi điều tra.

Bộ Xây dựng đang tích cực nghiên cứu để sớm thành lập quỹ Nhà ở quốc gia, tạo tiền đề quan trọng để phát triển nhà ở giá rẻ.

Hội nghị toàn quốc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội sẽ diễn ra tại Hà Nội vào hôm nay để thúc đẩy và khuyến khích hơn nữa các doanh nghiệp BĐS tham gia xây dựng nhà ở xã hội và bổ sung nguồn cung nhà giá rẻ cho người dân.

Năm 2024 đi qua, cả nước mới thực hiện được 16% kế hoạch phát triển NƠXH - một con số quá khiêm tốn. Mặc dù truyền thông được đẩy mạnh nhưng việc phát triển Nhà ở xã hội thời gian qua lại chưa được như mong muốn.