Quốc tế phản ứng trước mức thuế quan mới của Mỹ
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen lên tiếng chỉ trích quyết định áp thuế của Mỹ, cảnh báo về những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế toàn cầu. EU cũng khẳng định sẵn sàng có biện pháp đáp trả nếu đàm phán với Washington thất bại.
Bà Ursula Von Der Leyen, Chủ tịch Ủy ban châu Âu cho biết: "Kinh tế toàn cầu sẽ chịu tổn thất nặng nề. Sự bất ổn sẽ leo thang và kích thích làn sóng bảo hộ thương mại". Bà Von der Leyen cũng cho biết EU đã hoàn thiện gói biện pháp đầu tiên nhằm đáp trả thuế thép của Mỹ, với kế hoạch đánh thuế lên tới 26 tỷ euro (28,4 tỷ USD) hàng hóa Mỹ ngay trong tháng này.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa kêu gọi tăng cường đàm phán thương mại với các đối tác quan trọng như Mercosur, Mexico và Ấn Độ, nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ leo thang.
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum tuyên bố, nước này sẽ công bố và triển khai một chương trình nhằm củng cố nền kinh tế toàn diện, trong đó tập trung thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô trong bối cảnh Mỹ đưa ra kế hoạch áp thuế mới đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước này.
Trong khi đó, Thái Lan, quốc gia phải chịu mức thuế 36%, khẳng định đang tìm kiếm một thỏa thuận thương mại công bằng nhằm giảm thiểu tác động, đồng thời chuẩn bị các đề xuất hợp tác dài hạn trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ cao.
Trung Quốc kiên quyết phản đối quyết định áp thuế đối của Mỹ, cho biết sẽ thực hiện các biện pháp ứng phó để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Ông Quách Gia Khôn, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết: "Trung Quốc đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, không có bên nào chiến thắng trong các cuộc chiến thương mại và chiến tranh thuế quan và không có lối thoát cho chủ nghĩa bảo hộ. Trung Quốc kêu gọi Mỹ thay đổi và đàm phán với các nước trên thế giới, bao gồm cả Trung Quốc, để giải quyết các bất đồng thương mại theo cách bình đẳng, tôn trọng và cùng có lợi".
Phát biểu trước báo giới tại Tokyo, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba cho biết mức thuế 24% đối với hàng hóa Nhật Bản nhập khẩu vào Mỹ sẽ gây ra những tác động nghiêm trọng đối với nền kinh tế nước này.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba cho hay: “Nhật Bản là nhà đầu tư toàn cầu lớn nhất tại Mỹ kể từ năm 2019. Các công ty Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Mỹ. Chúng tôi đã yêu cầu chính phủ Mỹ xem xét lại các biện pháp thuế quan đơn phương của mình ở nhiều cấp độ khác nhau, chúng tôi vô cùng thất vọng và lấy làm tiếc vì các biện pháp như vậy vẫn được thực hiện”.
Ngay sau thông báo của Mỹ vào ngày 2/4, thị trường tài chính toàn cầu đã rơi vào tình trạng biến động mạnh. Chỉ số chứng khoán Nikkei của Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất trong tám tháng, trong khi các hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ và châu Âu lao dốc. Nhà đầu tư đổ xô tìm đến các tài sản an toàn như trái phiếu và vàng.


Sau 5 ngày có mặt tại Myanmar, Đội cứu hộ cứu nạn Công an Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và tình cảm đặc biệt cho người dân Myanmar.
Ông Yoon Suk Yeol đã gửi lời xin lỗi vì không đáp ứng được kỳ vọng của đất nước và người dân, chỉ vài giờ sau khi bị tuyên bãi chức Tổng thống Hàn Quốc.
Myanmar và Thái Lan vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ để tìm kiếm thêm những người sống sót sau trận động đất mạnh 7,7 độ hôm 28/3.
Sự hỗ trợ của các phương tiện, kỹ thuật đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc cứu hộ, cứu nạn sau động đất tại Myanmar của các cán bộ chiến sĩ Việt Nam.
Viên kim cương nặng 2,33 carat, có màu đỏ thẫm là một trong những loại đá quý hiếm nhất trên Trái đất, đã được bổ sung vào bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Mỹ.
Những kiệt tác hội họa mang tính biểu tượng như "Mona Lisa" của Leonardo da Vinci và “Tiếng thét” của Edvard Munch đã được chuyển đổi thành âm thanh, giúp người khiếm thị có cơ hội cảm nhận và đắm chìm trong nghệ thuật.
0