Quất cảnh Tứ Liên vào vụ

Mặc dù ở miền bắc có nhiều nơi trồng quất, nhưng mỗi dịp Tết đến, làng nghề truyền thống quất cảnh Tứ Liên vẫn là địa điểm quen thuộc đối với những người có thú vui chơi cây cảnh. Nay chỉ còn chưa đầy 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên, người dân làng nghề truyền thống quất cảnh Tứ Liên, quận Tây Hồ lại tất bật chăm sóc những chậu quất cảnh của mình.

Cứ trước Tết Nguyên đán khoảng 2 tháng, người dân làng nghề truyền thống quất cảnh Tứ Liên, quận Tây Hồ lại tất bật chăm sóc những chậu quất cảnh của mình.

Việc chăm sóc quất thời điểm này có tính quyết định, để có được cây quất dáng thế ưng ý, hoa quả, lộc,  lá đầy đủ đến tay người chơi Tết.

Làng nghề truyền thống quất cảnh Tứ Liên hiện có hơn 400 hộ trồng quất với diện tích lên tới gần 30 ha.

Mỗi nhà vườn rộng tới cả nghìn mét vuông, với số lượng gốc quất khoảng vài trăm đến cả nghìn cây.

Thời điểm này, quất đã được các nhà vườn đánh lên chậu, sắp xếp vị trí bắt mắt để chuẩn bị đưa ra thị trường, hoặc đón khách đến tận vườn mua.

Gần đây, các nhà vườn tại làng nghề quất cảnh Tứ Liên đã quen với việc đón khách không chỉ ghé thăm, mà chọn và đặt hàng trước cả vài tháng như thế này.

Ông Trương Sỹ Ân mặc dù sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh nhưng năm nào cũng chọn đúng thời điểm này ra Hà Nội, tìm về làng quất truyền thống./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Không cần đến phòng gym, cũng không cần quá nhiều thiết bị, chỉ là một khoảng sân đủ rộng, vài động tác dưỡng sinh và những nụ cười tươi mỗi sáng là đủ để tạo nên một nhịp sống đáng quý của người cao tuổi.

Hai giờ sáng, khi cả thành phố chìm trong giấc ngủ, ở làng Mạch Tràng, một ngày mới lại bắt đầu với những người làm bún.

Tháng 5 là thời điểm các gia đình làm cốm ở làng Mễ Trì bắt đầu một vụ cốm mới. Từ sáng sớm tinh mơ, những bàn tay đã thoăn thoắt rang cốm, giã cốm, gói cốm trong những tàu lá sen, lá duối thơm ngát.

Không quá nhiều người biết và cũng chẳng bán phổ thông như cà pháo muối, tuy nhiên cà bát muối vẫn là một món ăn kèm quen thuộc trên mâm cơm của nhiều người Hà Nội.

Khi một mẻ gốm mới được đưa vào lò, đích thân ông chủ lò sẽ nhóm lửa. Một vòng lặp dỡ lò, phơi than, đổ khuôn, dỡ khuôn, tráng men, vào lò, dỡ lò… lại bắt đầu.

Ở Hà Nội có những con phố cổ tồn tại hàng trăm năm. Đó không chỉ là nơi đi lại, là nơi buôn bán, mà còn trở thành một phần máu thịt của người Hà Nội. Những con phố ấy chở nặng nhịp sống bình dị, cần mẫn và những ký ức thầm thì cùng tháng năm…