Quảng bá văn hóa từ chiếc áo phông hình ly trà đá

Bằng cách tích hợp các yếu tố đặc trưng của Việt Nam, chiếc áo in hình ly trà đá - biểu tượng quen thuộc của văn hóa đường phố Việt Nam - đã không chỉ góp phần quảng bá văn hóa nước nhà mà còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp văn hóa phát triển bền vững.

Câu chuyện của TiredCity

Nằm trên con phố Nhà Thờ nhộn nhịp, mỗi ngày tại TiredCity đón hàng trăm lượt khách quốc tế ghé qua không gian đậm chất Việt này. TiredCity - một doanh nghiệp sáng tạo hợp tác với nhiều hoạ sĩ trẻ trên cả nước đem đến những sản phẩm không chỉ có tính ứng dụng cao mà còn góp phần lan tỏa những câu chuyện văn hóa xưa và cả đương đại theo một cách mới, đẹp và lạ.

TiredCity không tập trung khai thác kho tàng văn hóa ở bất cứ khu vực nào mà hài hòa nét đẹp của từng vùng miền trong mỗi sản phẩm theo một cách riêng. Ví như Hà Nội, ta có thể tìm thấy ngay biểu tượng cây cầu Long Biên thơ mộng, cốc trà đá vỉa hè, bát cháo sườn ngõ Huyện hay cốc bia hơi, cột cờ Hà Nội, gánh hàng rong… trên mỗi chiếc áo phông, khăn tay, bưu thiếp, tranh treo tường, thậm chí là cài áo, móc khóa…

Để thác được tối đa giá trị văn hóa vốn có, TiredCity đã có một lộ trình dài với phương pháp cụ thể. Một Hà Nội gần gũi sẽ đi từ cà phê, trà đá, ghế nhựa sau đó sẽ đến câu chuyện múa rối nước, tứ linh, linh vật sử Việt và cả những danh thắng lịch sử. Với cách tiếp cận từ từ, cùng việc xây dựng dần các tài sản về mặt thương hiệu, tài sản về mặt văn hoá trong tâm trí khách hàng, cả trong nước - những người yêu thích nhưng chưa hiểu biết hiều lắm, cả quốc tế - những người chỉ biết một ít về Việt Nam, TiredCity đang thành công trong việc đưa văn hóa, hình ảnh con người Việt Nam in đậm trong lòng khách du lịch, hướng đến mục tiêu có nhiều người biết nhiều hơn về Việt Nam, về văn hoá Việt Nam, yêu quý Việt Nam hơn qua việc tiêu thụ các sản phẩm văn hoá và sáng tạo.

Xuất phát từ văn hóa cộng đồng, TiredCity cũng đã có nhiều dự án hỗ trợ cộng đồng như chiến dịch gây quỹ thông qua triển lãm gửi đến Blue Dragon - tổ chức từ thiện với mục đích giải cứu và hỗ trợ trẻ em đường phố, trẻ khuyết tật và nạn nhân của buôn bán người, lao động trẻ em tại Việt Nam, kết nối những người sáng tạo nghệ thuật trẻ với cộng đồng.

Với tôn chỉ "Nuôi dưỡng và lan tỏa sức sáng tạo cá nhân dựa trên cảm hứng từ văn hóa bản địa", những dự án văn hóa, dự án cộng đồng đã khiến nghệ thuật không còn chỉ dành cho một bộ phận người dân mà dần trở thành tài nguyên văn hóa của đa số công chúng, góp phần gắn kết giữa văn hóa và kinh tế, phát triển nền công nghiệp văn hóa.

Những sản phẩm thú vị và các dấu ấn văn hoá Hà Nội

Từ những chiếc áo phông in hình phố Tạ Hiện đến túi xách mang hình ảnh những món ăn đặc trưng, hay những chiếc ốp điện thoại dễ thương với ly trà đá, mỗi sản phẩm quà lưu niệm này không chỉ đơn giản là đồ vật mà là một cách kể lại câu chuyện Hà Nội đầy màu sắc và sáng tạo. Những tấm thiệp in hình phố cổ không còn là bản sao rập khuôn, mà là những tác phẩm nghệ thuật thể hiện một Hà Nội không chỉ thuộc về quá khứ mà còn đậm chất hiện đại.

Từ nhịp sống đời thường của người dân Thủ đô, nhiều thương hiệu đã làm sống dậy hình ảnh một Hà Nội tươi mới, đa dạng và đầy sức sống. Thông qua các chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội, du khách và giới trẻ sẽ được chiêm ngưỡng từ những con phố cổ kính, lưu giữ những giá trị văn hóa lâu đời, đến những không gian hiện đại, sôi động của thủ đô hôm nay.

Mới đây, nghệ sĩ BigDaddy cũng đã khéo léo lồng ghép chất liệu Hà Nội vào album "Nhân trần". Mở đầu bằng những âm thanh quen thuộc như tiếng rao của những xe hàng rong, cảnh tượng phố cổ, cửa hàng lưu niệm hay những gian nhà cổ, tất cả đều như một bức tranh sống động, mở ra hành trình khám phá Hà Nội qua từng giai điệu, nhịp sống.

Việc phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội thông qua những sản phẩm mang đậm dấu ấn Thủ đô không chỉ là xu hướng của thời đại số mà còn là cơ hội để Hà Nội khẳng định giá trị văn hóa độc đáo của mình với thế giới. Hà Nội, với truyền thống văn hóa sâu sắc, nếu biết cách tận dụng sức mạnh của các sản phẩm sáng tạo, sẽ không chỉ là một điểm đến du lịch mà còn trở thành trung tâm văn hóa, dẫn đầu trong ngành công nghiệp sáng tạo tại Việt Nam và khu vực.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chùa Vạn Niên, ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi nằm yên bình bên bờ hồ Tây đang là một điểm đến hấp dẫn tại Hà Nội.

Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.

Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), tối 18/11, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.

Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, mang đến trải nghiệm gần gũi và hấp dẫn hơn.

Xuất phát từ tình yêu đối với văn chương, một dự án cộng đồng mang tên “Rubik văn chương” đã ra đời và trở thành nơi trao đổi các kiến thức văn học bổ ích của những bạn trẻ.

Từ nay đến hết ngày 30/11, công chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài nước khi đến với không gian Aqua Art, 44 phố Yên Phụ, sẽ được thưởng lãm nhiều tác phẩm tranh vẽ về Hà Nội cùng các workshop về hội họa độc đáo.