Quản lý vàng thế nào khi giá liên tục lập kỷ lục?
Trong biểu đồ giá vàng thế giới từ năm 1833 tới nay, thời điểm này, giá vàng thế giới đang ở vùng giá cao nhất mọi thời đại. Giá vàng trong nước cũng neo ở mức cao nhất từ trước tới nay. Tại nhiều cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tông, Hà Nội hay tại TP. HCM, người dân xếp hàng đến giao dịch rất đông, chủ yếu mua vàng nhẫn, bán vàng SJC.

Anh Hoàng Văn Tưởng, quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết: "Không quan tâm giá cả cao thấp, tích góp được tiền thì mua được nhiều hơn nữa. Vàng nhẫn thì an toàn, vàng miếng thì mai mốt không biết thế nào."
Bên cạnh đó, chị Nguyễn Thị Hoài Thu, quận Ba Đình, Hà Nội cũng chia sẻ: "Mình thì hay mua vàng nhẫn, giá vàng thấy ko bao giờ xuống cả nên tiết kiệm thì mua thôi. Mình mua vàng vì đoán giá còn cao nữa nên tranh thủ mua luôn."
Trong công thức tính giá vàng trong nước hiện nay, giá vàng thế giới và tỷ giá là yếu tố đầu vào chủ chốt. Bên cạnh đó, yếu tố cung cầu cũng có phần tác động vào giá vàng trong nước. Theo các chuyên gia, giá vàng hiện nay đang tiềm ẩn nhiều rủi ro với những người mua vào do sự chênh lệch cao giữa chiều mua vào, bán ra.

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, Ủy viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, giá vàng lại hơn thua nhau gần 20 triệu một lượng, đây là điều rất phi lý. Rõ ràng đây ko phải lỗ hổng của thị trường, mà do chính chúng ta tạo ra khi thực hiện Nghị định 24, tuyên bố độc quyền vàng của NHTW và nhãn hiệu đó là nhãn hiệu độc quyền nên như vậy.
Cuối tháng 12/2023, khi thị trường vàng trong nước rung lắc dữ dội, đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẵn sàng can thiệp bình ổn thông qua việc tăng cung vàng miếng SJC ra thị trường. Đồng thời, sẽ trình báo cáo tổng kết và đề xuất sửa đổi Nghị định 24 trong tháng 1/2024. Đến thời điểm này, tháng 3/2024, tổng kết Nghị định 24 vẫn là kế hoạch chưa được công bố.

Ông Đào Xuân Tuấn, Vụ Trưởng Vụ Quản lý ngoại hối NHNN cho biết: "Trong quý 1, NHNN đang tích cực phối hợp với các bộ ngành để khẩn trương tổng kết Nghị định 24 và đề xuất các giải pháp quản lý thị trường vàng theo hướng hiệu quả và phù hợp với tình hình mới. Không vàng hóa nền kinh tế là mục tiêu của Chính phủ trong quản lý."
NHNN cần nhanh chóng có những biện pháp quản lý hiệu quả thị trường vàng. Điều này sẽ tránh hệ lụy vàng nhập lậu và những cú sốc đột ngột cho thị trường cũng như bảo đảm lợi ích cho doanh nghiệp và người mua, bán vàng. Người dân cần tránh tâm lý “bẫy đám đông” khi lựa chọn mua vàng vào thời điểm này vì tiềm ẩn rủi ro lớn khi chênh lệch giá mua vào và bán ra khá cao.


Ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng mạnh ở mức 7,7% trong quý I/2025 (tăng từ mức 7,6% trong quý IV/2024).
Chính phủ Trung Quốc ngày 4/4 tuyên bố sẽ áp thuế đối ứng 34% với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc từ ngày 10/4.
Bên cạnh áp lực từ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), ngành đồ uống còn lo ngại tác động kép từ thuế quan đối ứng mà Hoa Kỳ vừa công bố hôm 2/4.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi đề xuất tới Chính phủ và các bộ, ngành về việc giảm thuế nhập khẩu thủy sản Mỹ xuống 0% thay vì 3-10% như hiện nay.
Hải quan Mỹ bắt đầu thu thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia. Mức thuế cao hơn đối với hàng hóa từ 57 đối tác thương mại lớn của Mỹ dự kiến có hiệu lực vào tuần tới.
Theo Chủ tịch EuroCham, ông Bruno Jaspaert, hầu hết các doanh nghiệp châu Âu không thể lường trước những biện pháp thuế quan quyết liệt như hiện nay, nhưng họ vẫn đặt niềm tin vào khả năng ngoại giao khéo léo của Việt Nam trong việc điều hướng căng thẳng thương mại toàn cầu.
0