Quản lý giáo dục nghề nghiệp giảm bớt thủ tục rườm rà
Theo Quyết định số 596 ngày 3/3/2025 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Cục Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên là đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp (trừ sư phạm) và giáo dục thường xuyên. Thông tin này đã được nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp đón nhận và hy vọng sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực trong công tác tuyển sinh năm nay.
Bà Nguyễn Thị Thúy Trinh - Trưởng phòng Đào tạo, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội cho biết: “Năm nay, khi thống nhất về Bộ GD&ĐT, công tác tuyển sinh đã có thay đổi với công tác tuyển sinh, hệ thống thông tin đến với học sinh đã đồng bộ hơn. Trước đây, chỉ có khối giáo dục đại học nhưng đến nay đã triển khai cả khối giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp để người học tiếp cận đồng bộ thông tin để lựa chọn tốt hơn”.
Theo đó, việc chuyển giáo dục nghề nghiệp về Bộ GD&ĐT quản lý sẽ giúp tối ưu hóa quản lý dữ liệu tuyển sinh trên cả nước. Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc liên thông các cấp học, giúp học sinh dễ dàng chuyển tiếp từ trung cấp lên cao đẳng, đại học. Một đầu mối quản lý sẽ giúp giảm bớt rườm rà trong thủ tục hành chính, tạo sự đồng bộ trong các quy định và chính sách.
TS Trịnh Thu Hà - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội cho hay: “Khi thống nhất quản lý sẽ có sự thống nhất liên thông giữa các bậc học trong hệ thống giáo dục. Chính vì vậy, người học sẽ có cơ hội học ở các bậc học khác nhau, theo mong muốn và sở trường để học tập suốt đời. Các trường khối giáo dục nghề nghiệp cũng có cơ hội để tiếp cận với dữ liệu tuyển sinh đầy đủ của cả nước, tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh”.
Để chuẩn bị cho sự chuyển giao này, hiện nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang bắt đầu chuyển đổi toàn bộ mô hình đào tạo từ đào tạo theo mô-đun sang đào tạo theo tín chỉ để phù hợp với chương trình đào tạo của bậc đại học. Đặc biệt tăng tính tự chủ và gắn kết với doanh nghiệp.
Trong thời gian này, tuy chịu ảnh hưởng của việc sáp nhập nhưng Cục giáo dục nghề nghiệp và GDTX vẫn chỉ đạo, hướng dẫn các trường về phương án tuyển sinh, gắn tuyển sinh với tuyển dụng về một mối.
Ông Phạm Vũ Quốc Bình - Phó Cục trưởng Cục Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên, Bộ GD&ĐT chia sẻ: “Chúng tôi đã báo cáo Bộ GD&ĐT để các em có cơ hội lựa chọn được đại học, trung cấp, cao đẳng trên một cổng tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Đây là cơ hội tốt cho các em, các trường cùng hòa đồng và minh bạch, tạo cơ hội bình đẳng lựa chọn học tập”.
Việc chuyển giao quản lý nhà nước về Bộ GD&ĐT cần được nhìn nhận trong bối cảnh tổng thể. Chủ trương tinh gọn bộ máy và cải cách hành chính của Đảng và Chính phủ không chỉ nhằm giảm đầu mối quản lý mà còn hướng tới mục tiêu xây dựng một hệ thống giáo dục thống nhất, liên thông và chuẩn hóa.


Lễ ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57 giữa Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. HCM và Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra trong chiều 3/4.
Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình tổ chức hội thảo với chủ đề “Kỷ nguyên số: Khám phá lớp học iPad và trường học thông minh” tại Trường Tiểu học Thủ Lệ.
Giáo viên tiếng Anh hiện nay dễ dàng sáng tạo trong thiết kế bài giảng, lựa chọn các ứng dụng phần mềm công nghệ để hỗ trợ, tạo nên những tiết học hấp dẫn và hiệu quả.
Các địa phương chậm báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm bao gồm: Quảng Ninh, Đắk Lắk, Đồng Nai, Tiền Giang, Tây Ninh, Vĩnh Phúc và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Chương trình ôn thi tốt nghiệp THPT của Đài Hà Nội sẽ bắt đầu lên sóng từ ngày 4/4 trên kênh H2 và ứng dụng Hanoi ON.
Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của 8 trường khối công an năm nay là hơn 2.300, trong đó Học viện An ninh nhân dân tuyển nhiều nhất với 540 chỉ tiêu, Bộ Công an thông tin.
0