Quận Hoàn Kiếm tổ chức, sắp xếp lại mạng lưới trường học

Mặc dù đã được quan tâm, đầu tư nhưng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm vẫn còn tình trạng trường học chưa đạt chuẩn, điểm trường phân tán, có phường còn không có trường nào trên địa bàn.

Đó là những vấn đề được các đại biểu HĐND quận Hoàn Kiếm nêu lên tại phiên giải trình về công tác sắp xếp, đầu tư và cải tạo mạng lưới trường học trên địa bàn quận.

Để từng bước tháo gỡ những khó khăn, tồn tại, Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Hoàn Kiếm đề nghị UBND quận tiếp tục rà soát, hoàn thiện phương án sắp xếp mạng lưới trường học phù hợp với quy định và tình hình thực tế; cần xác định đầu tư cho giáo dục - đào tạo là nhiệm vụ ưu tiên, trong đó, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, tiến tới xây dựng trường học thông minh, hiện đại.

Giai đoạn 2021-2025, đầu tư cho giáo dục của quận Hoàn Kiếm chiếm 41% tổng vốn đầu tư công trung hạn. Hiện toàn quận có 32/37 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 86%. Tuy nhiên, 3/18 phường không có trường học ở cả 3 cấp; 15/18 phường không đủ tiêu chí mỗi phường có 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường THCS theo quy định. Công tác triển khai các dự án xây dựng trường học cũng gặp nhiều khó khăn do giới hạn về quỹ đất, quy định về quy hoạch đô thị.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.

Góp ý về quy định bồi dưỡng nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, nên rà soát lại quy định này theo hướng lược bớt những áp lực về các chứng chỉ, các lớp bồi dưỡng bắt buộc cho nhà giáo.

Góp ý về quy định quyền nhà giáo được dạy thêm trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng, học thêm là nhu cầu thực tế của nhiều học sinh, phụ huynh và gia đình. Bên cạnh việc khuyến khích người học tự học, tự nghiên cứu thì cần nhà giáo định hướng, hướng dẫn là nhu cầu chính đáng. Và cần xem dạy thêm như một nghề có thu.

Cùng với trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh, việc tạo dựng ngôi trường hạnh phúc cũng đã và đang được Trường Tiểu học Phú Diễn (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) chú trọng, với mục tiêu tạo dựng môi trường học tập và làm việc thoải mái, sáng tạo để “Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc”.

Ở lứa tuổi trung học phổ thông, nhiều em học sinh đã có những rung động, tình yêu đầu đời. Tuy nhiên, lứa tuổi này cũng dễ bị tổn thương nếu không được trang bị đầy đủ các kiến thức về lối sống, tâm lý, giới tính. Giáo dục giới tính cho học sinh hiện được nhiều trường học, các thầy cô giáo chú trọng để nâng cao kỹ năng sống cho các em.

Hôm nay (20/11) là kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và cũng là dịp để xã hội ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của các thầy, cô giáo trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.