Quân đội châu Âu sẽ họp về vấn đề Ukraine
Trong bài phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Pháp Macron nhấn mạnh rằng cuộc chiến ở Ukraine hiện đã bước sang năm thứ tư, đã phát triển thành một cuộc khủng hoảng an ninh rộng lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến châu Âu.
Ông cáo buộc Nga đang cố gắng "thử thách giới hạn của châu Âu". Ông Macron cũng tái khẳng định sự ủng hộ của Pháp đối với Ukraine, tuyên bố rằng bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào cũng không được gây tổn hại đến chủ quyền của Ukraine.
Tổng thống Pháp kêu gọi các quốc gia châu Âu tăng cường năng lực phòng thủ của họ và cảnh báo rằng, "một kỷ nguyên mới" của sự bất ổn toàn cầu đã bắt đầu.
Hiện tại, Pháp và Anh đang thúc đẩy kế hoạch thành lập một "liên minh tự nguyện" hỗ trợ Ukraine nhằm huy động lực lượng quân đội từ các nước châu Âu để hỗ trợ Ukraine, trong trường hợp một thỏa thuận hòa bình được ký kết. Tuy nhiên, không phải tất cả các quốc gia châu Âu đều đồng thuận với ý tưởng này khi có những nước sẵn sàng tham gia.
Những nước ủng hộ ý tưởng của Pháp và Anh gồm có Hà Lan, Thụy Điển, Tây Ban Nha. Một số quốc gia khác như Bồ Đào Nha, Ai len, Đức đang tỏ ra thận trọng về đề xuất. Trong khi đó, Italy, Ba Lan bày tỏ sự hoài nghi, còn Hungary và Slovakia là hai quốc gia phản đối mạnh mẽ ý tưởng trên.


Hai nhân viên tại Đại sứ quán Israel ở Washington DC đã thiệt mạng do bị bắn vào đêm ngày 21/5, ở gần Bảo tàng Do Thái Thủ đô.
Một vụ tai nạn đã xảy ra trong quá trình hạ thủy chiếc tàu chiến mới của Triều Tiên, trong ngày 22/5.
Quân đội Israel cho biết đã đánh chặn được một tên lửa phóng đi từ Yemen nhằm vào Israel, trong rạng sáng 22/5.
Canada hiện đang xem xét các khoản đầu tư tiềm năng vào lá chắn phòng thủ tên lửa Vòm Vàng trị giá 175 tỷ đô la.
Giới chức ngoại giao châu Âu đã lên tiếng chỉ trích vụ Israel nổ súng vào các nhà ngoại giao đến thăm thành phố Jenin ở Bờ Tây, đồng thời yêu cầu Israel điều tra vụ việc.
Moody’s đã hạ một bậc xếp hạng của Mỹ, từ mức cao nhất là AAA xuống mức AA+ do thâm hụt tài khóa và tiền trả lãi của chính phủ liên tục tăng.
0