Quận Ba Đình đồng bộ ba khu chung cư cũ

Ba khu tập thể cũ (Thành Công, Giảng Võ, Ngọc Khánh) thuộc quận Ba Đình vừa được thành phố Hà Nội xem xét phương án quy hoạch chi tiết khu vực cải tạo, tái thiết, xây dựng lại.

Khu chung cư Giảng Võ hiện có 23 tòa nhà cao từ 2-5 tầng, được xây dựng những năm 1960-1979, với khoảng 7.600 dân. Thành phố Hà Nội yêu cầu quận Ba Đình nghiên cứu xây dựng các công trình cao tầng mang tính bứt phá gần trục đường Giảng Võ và Kim Mã, nhằm tạo ra tổ hợp thương mại, dịch vụ với diện tích lớn hơn. Phương án phải được trình thành phố phê duyệt trước ngày 31/3.

Với khu chung cư cũ Ngọc Khánh gồm 58 tòa nhà cao từ 2-4 tầng, hiện có khoảng 6.500 dân, thành phố yêu cầu quận Ba Đình và đơn vị tư vấn nghiên cứu lại phương án không gian chức năng, hạ tầng, đảm bảo không rời rạc. Đồng thời cần có giải pháp cụ thể cho khu vực Kim Mã và khu TOD nhà ga S9, tạo ra trục đường giao thông kết hợp cảnh quan, kết nối hồ Ngọc Khánh với hồ Giảng Võ, trục nối phố Kim Mã và phố Nguyễn Công Hoan. Phương án cần được hoàn thiện, lấy ý kiến cộng đồng dân cư và trình Sở Quy hoạch Kiến trúc thẩm định lại trước khi trình thành phố phê duyệt trong tháng 5/2025.

Có phạm vi nghiên cứu và lượng cư dân đông nhất, khu chung cư Thành Công gồm 68 tòa nhà cao từ 2-5 tầng, được xây dựng từ năm 1979-1982, với tổng số dân khoảng 13.400. Để đảm bảo việc quy hoạch hiện đại và mang tính lâu dài, thành phố yêu cầu quận Ba Đình nghiên cứu sâu hơn việc kết nối không gian hồ Thành Công với vườn hoa, cây xanh trong khu tái thiết, mở rộng các trục đường nội khu, có thể tích hợp không gian ngầm.

Đặc biệt, thành phố cho phép nghiên cứu phát triển khu vực “lõi” của khu tập thể Thành Công khi xây chung cư cao tối đa 40 tầng. Phương án này nhằm bố trí tái định cư, đồng thời tạo thêm quỹ đất thương mại dịch vụ - cơ chế đặc thù được vận dụng đã gỡ khó cho việc đền bù, giải phóng mặt bằng.

Phó Chủ tịch Hội Bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Đính cho biết: "Chung cư cũ được xây dựng ở những vị trí trung tâm. Người dân cũng kỳ vọng, mong mỏi sẽ được xây dựng lại đẹp hơn, hiện đại hơn nhưng cũng cần sự đền bù thích hợp".

Thành phố Hà Nội cũng đã đưa ra thời hạn để quận Ba Đình hoàn thiện phương án và trình Sở Quy hoạch Kiến trúc thẩm định là trước ngày 25/3. Như vậy, ba khu chung cư cũ: Thành Công, Giảng Võ, Ngọc Khánh nằm trên địa bàn quận trung tâm Thủ đô, đã cơ bản được hoạch định, đáp ứng sự chờ mong của người dân và cả giới chuyên gia

Trước đó, UBND thành phố Hà Nội phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại các Khu tập thể Kim Liên, Trung Tự và Khương Thượng thuộc quận Đống Đa. Đầu năm nay, khu tập thể Nghĩa Tân với 29 chung cư cũng được phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại với tỷ lệ 1/500. Vận dụng cơ chế đặc thù, những quy định đột phá trong Luật Thủ đô, Hà Nội sẽ sớm hoàn thành nhiệm vụ cải tạo lại chung cư cũ vừa góp phần chỉnh trang bộ mặt đô thị, vừa cung cấp một nguồn căn hộ lớn cho thị trường.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.

Dự án bất động sản QMS Top Tower tại điểm giao phố Tố Hữu và phố Vũ Trọng Khánh, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm vừa công bố mở bán đợt cuối.

Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.

Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.

Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.

Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.