Quạ Ấn Độ đe dọa các loài chim bản địa ở Kenya
Tại các khu vực ven biển Kenya, quạ Ấn Độ đã gia tăng số lượng và trở thành một trong những loài chim phổ biến nhất ở đây. Sự có mặt của chúng không chỉ làm giảm số lượng chim bản địa mà còn gây thiệt hại cho các hoạt động nuôi trồng và sinh kế của người dân.
Nông dân Danson Safari là một trong những người đã phải gánh chịu những tổn thất nghiêm trọng. Sau khi mất hàng trăm con gà do quạ tấn công, ông đã phải từ bỏ việc nuôi gia cầm. Ông Danson Safari, nông dân Kenya, chia sẻ: “Tôi đã nuôi gà được khoảng hai năm, nhưng giờ đây tôi đang gặp khó khăn vì loài quạ này. Tôi có hai trăm con gà, và đã mất hết vì bị quạ ăn thịt. Mỗi khi tôi mở cửa chuồng, chúng liền lao xuống bắt gà con. Chứng kiến tình trạng này, tôi thật sự đau lòng và đã quyết định từ bỏ việc nuôi gà”.
Theo các nhà nghiên cứu, quạ Ấn Độ được đưa đến Đông Phi cách đây hơn 130 năm, và hiện nay có gần một triệu con ở Kenya. Những tác động của quạ Ấn Độ không chỉ dừng lại ở nông nghiệp mà còn đe dọa trực tiếp đến các loài chim bản địa.
Ông Lennox Kirao, nhà khoa học Kenya, cho hay: “Loài quạ này đã làm giảm đáng kể số lượng các loài chim bản địa của Kenya. Chúng đang săn các loài bản địa của chúng tôi, nhắm vào tổ, trứng, gà con và thậm chí cả chim trưởng thành. Nếu không có kẻ săn mồi tự nhiên để kiểm soát số lượng, chúng sẽ áp đảo hệ sinh thái, dẫn đến sự suy giảm của các loài bản địa".
Anh Eric Kinoti, nhân viên kiểm soát quạ của Tổ chức phi chính phủ A Rocha Kenya, cho biết, các con quạ đã xuất hiện dọc theo con đường nối thành phố cảng Mombasa với Nairobi, đe dọa phá hủy đa dạng sinh học ở thủ đô Kenya, đặc biệt là tại Công viên Quốc gia Nairobi, nơi có hàng trăm loài chim sinh sống. Mối đe dọa ngày càng tăng đã khiến chính quyền Kenya và các nhóm bảo tồn phải sử dụng một loại hóa chất gọi là starlicide để tiêu diệt loài quạ này. Kể từ khi được triển khai, trong một tháng qua, khoảng 200 con quạ Ấn Độ đã bị tiêu diệt tại thị trấn ven biển Watamu.
Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) diễn ra tại Azerbaijan được coi là Hội nghị tài chính khí hậu vì các quốc gia đặt ra mục tiêu sau 10 năm nữa, nguồn tài chính khí hậu phải đạt ít nhất là 1.000 tỷ USD mỗi năm.
Nga cáo buộc Ukraine phóng tên lửa đạn đạo ATACMS vào tỉnh biên giới Bryansk, đánh dấu giai đoạn xung đột mới. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đặt mục tiêu chấm dứt xung đột vào năm 2025.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho rằng Nga có quyền tự vệ và kêu gọi các nước phương Tây đánh giá kỹ lưỡng việc Moscow điều chỉnh học thuyết hạt nhân.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa công bố ba đề cử cho các vị trí Bộ trưởng Giáo dục, lãnh đạo Medicare và Medicaid, và Bộ trưởng Thương mại. Những lựa chọn này thể hiện ưu tiên của ông Trump dựa trên lòng trung thành và cam kết cải tổ các cơ quan liên bang.
Tờ Washington Post hôm nay, 20/11, dẫn nguồn tin quan chức Mỹ cho biết Tổng thống Joe Biden đã chấp thuận cung cấp mìn chống bộ binh cho Ukraine sau khi Kiev cam kết không sử dụng mìn ở những khu vực đông dân cư.
Ngày 19/11, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và chính quyền Ukraine đã đạt được thỏa thuận để hỗ trợ Ukraine khoảng 1,1 tỷ USD. Tuy nhiên, Ban điều hành IMF vẫn cần phải cân nhắc về thỏa thuận này.
0