Phương án ứng phó với chính sách thuế mới của Mỹ

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ công bố mức thuế suất mới đối với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào ngày 2/4, nhằm bảo vệ nền kinh tế nội địa và điều chỉnh cán cân thương mại.

Chính sách thuế mới này sẽ nhắm vào các quốc gia có thặng dư thương mại lớn, trong đó có nhiều nền kinh tế châu Á.

Những năm gần đây, thặng dự thương mại Mỹ - Việt Nam đạt khá lớn và liên tục gia tăng. Năm 2024, Việt Nam đạt được thặng dư thương mại 123,5 tỷ USD với đối tác Hoa Kỳ, đứng thứ ba sau Trung Quốc và Mexico. Đây là một trong những lý do khiến Việt Nam có thể là nước sẽ chịu mức thuế quan mới từ phía Mỹ vào ngày 2/4 tới.

Nếu Hoa Kỳ áp mức thuế cao hơn đối với hàng hóa Việt Nam, các ngành xuất khẩu chủ lực như dệt may, điện tử, gỗ và thép có thể chịu tác động nặng nề. Dù chưa chắc chắn Việt Nam có nằm trong danh sách 15 quốc gia chịu mức thuế mới hay không, nhưng chúng ta cũng cần phải chuẩn bị những phương án ứng phó để giảm thiểu rủi ro và bảo vệ lợi ích kinh tế của mình, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế nước ta đang hướng đến mục tiêu tăng trưởng hai con số.

TS Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế cho hay: “Thứ nhất, chúng ta cần phải tích cực trao đổi đối thoại với phía Mỹ, bởi vì họ cũng sẵn sàng trao đổi đối thoại và đàm phán như là các nước đã từng làm thời gian vừa qua, chẳng hạn như là Mexico và Canada. Thứ hai, chúng ta cũng phải quan tâm để tăng cường nhập khẩu một số hàng hóa, thiết bị phù hợp với nhu cầu của chúng ta từ thị trường Mỹ".

Một trong những thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt là cáo buộc trung chuyển hàng hóa từ những nước bị Mỹ áp thuế suất cao nhằm né thuế. Do đó, thời gian tới, Việt Nam cần rà soát các danh mục đầu tư nước ngoài FDI để minh bạch hóa nguồn gốc xuất xứ hàng hóa; từ đó làm căn cứ, minh chứng để đàm phán với Mỹ về chính sách thuế quan thời gian tới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc ngày họp cấp cao đầu tiên về các vấn đề kinh tế và thương mại tại Geneva, Thụy Sĩ và được Tổng thống Donald Trump đánh giá là đạt được bước tiến bộ lớn.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đề xuất phát hành hơn 1,4 tỷ cổ phiếu để chia cổ tức cho cổ đông, tương ứng tỷ lệ 64,58%.

FPT Telecom (MCK: FOX) đã có văn bản thông báo về việc phát hành gần 246,3 triệu cổ phiếu, nhằm tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Nhìn lại bốn tháng đầu năm 2025, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 1,75 tỷ USD, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính là do giá xuất khẩu bình quân giảm 20%, chỉ còn 514 USD/tấn.

Kinh tế thế giới đang trong giai đoạn biến động khi Mỹ tăng áp thuế nhập khẩu hàng hóa đối với nhiều quốc gia. Trước sức ép đó, người tiêu dùng Việt đang có xu hướng thắt chặt túi tiền, thận trọng hơn trong chi tiêu.

Tuần qua, giá vàng trong nước liên tục biến động thất thường, có thời điểm chạm mốc 122 triệu đồng/lượng, sau đó quay đầu giảm mạnh rồi lại tiếp đà tăng.