Phương án thi mới sẽ hướng vào năng lực tư duy
Từ năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ được tổ chức theo phương án mới. Thay vì thi 6 môn (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và tổ hợp Khoa học Xã hội/ Khoa học Tự nhiên), thí sinh sẽ thi 4 môn, trong đó có 2 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 2 môn tự chọn là các môn còn lại được học ở lớp 12 theo chương trình mới.
Ngữ Văn, dù vẫn là môn thi bắt buộc, nhưng cách thức thi hoàn toàn thay đổi. Đáng chú ý nhất là sự thay đổi của môn Tiếng Anh. Từ môn bắt buộc thì loại ngoại ngữ này chuyển thành môn tự chọn.

Phương án thi mới sẽ hướng vào năng lực tư duy.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, cấu trúc định dạng đề thi mới theo định hướng đánh giá năng lực, phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và được thể hiện thông qua đề minh họa, bảng năng lực - cấp độ tư duy kèm theo, có độ phân hóa để thí sinh phát triển bản thân và các trường đại học tốp đầu có thể sử dụng kết quả để xét tuyển.
Với phương án thi mới, học sinh sẽ không thể giữ tư duy ôn tủ vốn đã tồn tại từ rất lâu.
Ông Nguyễn Ngọc Hà - Phó Cục trưởng Cục quản lý Chất lượng – Bộ GD&ĐT cho rằng: “Đề thi có đổi mới, nội dung đề hay hơn, sát thực tiễn. Đây cũng là quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo Bộ GD&ĐT.
Cấu trúc, định dạng đề thi không thay đổi nhưng cách thức gần với việc gắn với thực tiễn, gợi mở phát triển năng lực, bước đệm, tiệm cận để học sinh làm quen với cách thức ra đề kiểm tra theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018".

Thống kê những năm qua, nhiều cơ sở giáo dục đại học sử dụng kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT để làm căn cứ xét tuyển đầu vào. Cách thi mới cũng sẽ dẫn đến sự đổi mới trong xét tuyển đại học.


Học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên phạm vi cả nước được miễn toàn bộ học phí.
Đại học Quốc gia Hà Nội được định hướng trở thành trung tâm đào tào nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam, nhằm đạt mục tiêu về nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo đạt 12 người trên một vạn dân.
Giáo dục STEM vừa mang ý nghĩa thúc đẩy các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, vừa thể hiện phương pháp tiếp cận liên môn, phát triển năng lực, phẩm chất người học, góp phần thực hiện mục tiêu, yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Thời gian gần đây, không khí tại các di tích lịch sử ở Hà Nội trở nên sôi động với hàng loạt chương trình giáo dục di sản dành cho học sinh.
Cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ 23 đơn vị giảm xuống còn 18, trong đó 15 đơn vị giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước; ba đơn vị phục vụ chức năng quản lý Nhà nước của bộ.
Sáng 26/2, Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon đã dự sự kiện giáo dục New Zealand - Viet Nam EduConnect tại Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội. Cùng dự có Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn.
0