Phụ nữ Ấn Độ điều khiển drone, phá bỏ định kiến giới

Việc phụ nữ Ấn Độ tham gia vào lĩnh vực công nghệ cao như điều khiển drone không chỉ giúp họ có thêm cơ hội nghề nghiệp mà còn góp phần thay đổi những định kiến giới.

Những người phụ nữ như Rupinder Kaur ở bang Punjab, Ấn Độ giờ đây không chỉ rời khỏi công việc nội trợ mà còn trở thành người điều khiển máy bay không người lái nông nghiệp (drone), hỗ trợ nông dân trong việc phun thuốc và bón phân trên cánh đồng.

Khoảng một năm trước, Kaur biết đến chương trình "Namo Drone Didi" của chính phủ Ấn Độ thông qua nhóm hỗ trợ phụ nữ tại địa phương. Chương trình này giúp đào tạo phụ nữ nông thôn trở thành người điều khiển drone được cấp phép. Kể từ đó, cô đã điều khiển những chiếc drone công nghiệp nặng từ 25 kg đến 35 kg trên những cánh đồng rộng lớn.

Cô Rupinder Kaur (người điều khiển drone) chia sẻ: “Việc chúng tôi có thể điều khiển drone là một điều lớn lao. Đây không phải là công việc dễ dàng, đặc biệt với phụ nữ đã quen với cuộc sống nội trợ. Nhưng chúng tôi đang làm được, được xã hội và gia đình tôn trọng và quan trọng hơn, chúng tôi có thu nhập tốt từ công việc này”.

Trung bình, cô Kaur có thể phun thuốc trên diện tích hơn 10 mẫu đất mỗi ngày, với mức thu nhập khoảng 4.500 rupee (52 USD) mỗi công việc.

Không chỉ mang lại cơ hội cho phụ nữ, những chiếc drone còn được nông dân đánh giá cao bởi tính hiệu quả và tiết kiệm chi phí so với phương pháp truyền thống.

Anh Sanjeev Kumar (nông dân): “Chiếc drone này giúp chúng tôi tiết kiệm rất nhiều thời gian. Chúng tôi không cần tìm nguồn nước hay thuê nhân công, điều vốn rất khó khăn ở vùng nông thôn. Hơn nữa, nó còn giúp chúng tôi tránh được nguy hiểm từ rắn và bọ cạp”.

Theo kế hoạch, chương trình “Namo Drone Didi” sẽ cung cấp 15.000 drone công nghiệp cho các nhóm hỗ trợ phụ nữ trên toàn Ấn Độ, nhằm thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.

Bên cạnh sự hỗ trợ từ chính phủ, các công ty công nghệ như Wow Go Green cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo và cung cấp thiết bị cho những người điều khiển drone là nữ. Cô Radhika Goenka, Giám đốc Wow Go Green cho rằng, công nghệ này không chỉ mang lại cơ hội kinh tế mà còn giúp phụ nữ khẳng định vị thế của mình trong xã hội.

Cô Radhika Goenka, Giám đốc Wow Go Green chia sẻ: “Chiếc drone đang giúp phụ nữ có được sự tôn trọng trong xã hội, khẳng định rằng họ có thể làm bất cứ điều gì. Họ có thể ở nhà, trong bếp, nhưng cũng có thể ra đồng và kiếm tiền”.

Việc phụ nữ tham gia vào lĩnh vực công nghệ cao như điều khiển drone không chỉ giúp họ có thêm cơ hội nghề nghiệp mà còn góp phần thay đổi những định kiến cố hữu. Những "người điều khiển drone" như cô Kaur đang chứng minh rằng, phụ nữ có thể đảm nhận nhiều vai trò quan trọng hơn trong cộng đồng, mang lại lợi ích kinh tế cho gia đình và xã hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau 5 ngày có mặt tại Myanmar, Đội cứu hộ cứu nạn Công an Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và tình cảm đặc biệt cho người dân Myanmar.

Ông Yoon Suk Yeol đã gửi lời xin lỗi vì không đáp ứng được kỳ vọng của đất nước và người dân, chỉ vài giờ sau khi bị tuyên bãi chức Tổng thống Hàn Quốc.

Myanmar và Thái Lan vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ để tìm kiếm thêm những người sống sót sau trận động đất mạnh 7,7 độ hôm 28/3.

Sự hỗ trợ của các phương tiện, kỹ thuật đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc cứu hộ, cứu nạn sau động đất tại Myanmar của các cán bộ chiến sĩ Việt Nam.

Viên kim cương nặng 2,33 carat, có màu đỏ thẫm là một trong những loại đá quý hiếm nhất trên Trái đất, đã được bổ sung vào bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Mỹ.

Những kiệt tác hội họa mang tính biểu tượng như "Mona Lisa" của Leonardo da Vinci và “Tiếng thét” của Edvard Munch đã được chuyển đổi thành âm thanh, giúp người khiếm thị có cơ hội cảm nhận và đắm chìm trong nghệ thuật.