Phó Tổng thống Mỹ sẽ thăm Greenland trong tuần này

Phó Tổng thống Mỹ JD Vance sẽ có chuyến thăm Greenland trong tuần này, cùng với một phái đoàn cấp cao của Washington.

Chuyến đi diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump nhiều lần tuyên bố rằng Mỹ nên tiếp quản hòn đảo này vì lý do an ninh quốc gia.

Trong một bài đăng trên mạng xã hội X, Phó Tổng thống JD Vance xác nhận sẽ đến thăm Greenland vào ngày 28/3 tới.

Ông nhấn mạnh rằng nhiều quốc gia đã đe dọa sử dụng lãnh thổ và vùng biển của Greenland để gây nguy hiểm cho Mỹ, Canada cũng như chính người dân Greenland.

Hiện tại, hòn đảo này vẫn thuộc Đan Mạch với quy chế vùng lãnh thổ tự trị, chịu sự điều chỉnh của Hiến pháp Đan Mạch. Điều này đồng nghĩa với việc bất kỳ thay đổi nào về quy chế pháp lý của Greenland đều cần sửa đổi hiến pháp.

Chuyến thăm của phái đoàn Mỹ kéo dài từ ngày 27 đến 29/3, bao gồm điểm dừng tại một căn cứ quân sự của Mỹ tại Greenland.

Đi cùng Phó Tổng thống Vance còn có Cố vấn An ninh Quốc gia Mike Waltz, Bộ trưởng Năng lượng Chris Wright. Về phía chính quyền Greenland và Đan Mạch, cả hai đều nhiều lần khẳng định không ủng hộ bất kỳ sự tiếp quản nào của Mỹ.

Các cuộc thăm dò ý kiến cũng cho thấy gần như toàn bộ người dân Greenland phản đối việc sáp nhập vào Mỹ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau 5 ngày có mặt tại Myanmar, Đội cứu hộ cứu nạn Công an Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và tình cảm đặc biệt cho người dân Myanmar.

Ông Yoon Suk Yeol đã gửi lời xin lỗi vì không đáp ứng được kỳ vọng của đất nước và người dân, chỉ vài giờ sau khi bị tuyên bãi chức Tổng thống Hàn Quốc.

Myanmar và Thái Lan vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ để tìm kiếm thêm những người sống sót sau trận động đất mạnh 7,7 độ hôm 28/3.

Sự hỗ trợ của các phương tiện, kỹ thuật đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc cứu hộ, cứu nạn sau động đất tại Myanmar của các cán bộ chiến sĩ Việt Nam.

Viên kim cương nặng 2,33 carat, có màu đỏ thẫm là một trong những loại đá quý hiếm nhất trên Trái đất, đã được bổ sung vào bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Mỹ.

Những kiệt tác hội họa mang tính biểu tượng như "Mona Lisa" của Leonardo da Vinci và “Tiếng thét” của Edvard Munch đã được chuyển đổi thành âm thanh, giúp người khiếm thị có cơ hội cảm nhận và đắm chìm trong nghệ thuật.