Phiên tòa giả định xử học sinh gây tai nạn chết người
Phiên tòa giả định được xem là một trong những hình thức tuyên truyền hiệu quả, giúp các em học sinh cùng những người tham dự nhận thức rõ hành vi sai phạm ảnh hưởng đến xã hội, góp phần nâng cao ý thức pháp luật.
Với tình huống giả định, một nam sinh lớp 9 tự ý sử dụng xe máy của bố mẹ gây tai nạn giao thông làm chết người, tình tiết vụ án được xây dựng chặt chẽ, câu chuyện gần với quá trình học tập, sinh hoạt nên học sinh có những trải nghiệm mới mẻ, thú vị.
Sự nhập vai sinh động và chân thực của các thành viên trong Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội đã cho học sinh thấy được tính nghiêm minh của pháp luật và sức ảnh hưởng của các quyết định trong quá trình tố tụng.
Bà Lưu Thị Hồng Vân, Tổng Phụ trách Trường THCS Ngọc Lâm, quận Long Biên, chia sẻ: "Kế hoạch tuyên truyền giáo dục đã có từ đầu năm, định hướng hành vi của các học sinh, xây dựng nên nhân cách, công dân tốt".
Luật sư Nguyễn Văn Hà, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, cho hay: "Một mặt, phiên tòa tuyên truyền phổ và biến kiến thức pháp luật. Thứ hai là các em nhận diện được hành vi ứng xử trong môi trường học đường. Thứ ba là chúng ta có thể tuyên truyền hai luật mới (Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ) thông qua phiên tòa".
Ngoài việc xây dựng tình huống pháp lý, Văn phòng Luật Hà Lan phối hợp cùng Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội còn giúp học sinh rèn luyện kỹ năng phân tích tình huống, khả năng suy luận và tranh biện. Với hình thức trực quan, sinh động, hoạt động này khuyến khích học sinh tự trau dồi kiến thức pháp luật, từ đó hình thành ý thức tránh xa các hành vi vi phạm pháp luật.
Em Dương Hữu Phú, Trường THCS Ngọc Lâm, nhận thấy: "Phiên tòa giúp em hiểu tiến trình quy án của một vụ án, qua đó thấy sự phân minh, công bằng của pháp luật. Quá trình làm việc khách quan, không có sự phân biệt, có sự khoan hồng khi xét thành tích, độ tuổi của bị cáo".
Tổ chức phiên tòa giả định là một phương pháp thiết thực và hiệu quả để giáo dục pháp luật cho học sinh, thanh thiếu niên, tạo nên sự kết nối giữa lý thuyết và thực hành, giữa kiến thức sách vở và tình huống thực tế.
Hoạt động này giúp thế hệ trẻ nhận thức sâu sắc về ý nghĩa của pháp luật trong việc giữ gìn trật tự và an ninh xã hội, hướng các em đến lối sống có trách nhiệm và tôn trọng luật pháp. Phiên tòa giả định là bước đi mới mẻ nhưng đầy ý nghĩa, thể hiện quyết tâm xây dựng một thế hệ trẻ văn minh, am hiểu pháp luật và sẵn sàng đóng góp xây dựng một xã hội an toàn, lành mạnh và thượng tôn pháp luật.


Cả 8 học sinh đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Vật lý Châu Á (APhO) năm 2025 đều đoạt giải với thành tích xuất sắc gồm 3 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc, 2 Huy chương Đồng.
Cuộc thi “Sinh viên ứng dụng Công nghệ thông tin vào thiết kế các sản phẩm tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật” do Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức đã khép lại với vòng chung kết sôi nổi vào tối 10/5, thu hút sự quan tâm của đông đảo sinh viên và giảng viên.
Chủ đề: Góc và Khoảng cách trong không gian. Giáo viên Mai Kim Bình - Trường THPT Việt Đức.
Chủ đề: Ôn tập kiến thức về thể loại Thơ trong chương trình Ngữ văn THPT. Giáo viên Trần Thị Hải Quỳ - Trường THPT Lý Thường Kiệt - Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện số 58 về việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đầu cấp năm 2025.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố danh sách 133 học sinh được miễn thi trong Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và ưu tiên xét tuyển đại học năm 2025.
0