Phía sau mặt phố cổ

Khu phố cổ Hà Nội luôn ồn ào, náo nhiệt, mang đến nhiều màu sắc cho cuộc sống của người dân nơi đây. Thế nhưng phía sau sự ồn ào ở mặt phố, một nhịp sống khác biệt lại đang tiếp diễn trong những con ngõ nhỏ, nơi cuộc sống bình dị vẫn đang được duy trì bởi những người Hà Nội cũ.
Ngôi biệt thự gần trăm năm tuổi

Ngôi biệt thự gần trăm năm tuổi nằm trong một con ngõ nhỏ trên phố Hàng Bè này, có khoảng sân với cây cối xanh mát, vừa là đường đi lại, và cũng là nơi sinh hoạt chung của các hộ gia đình.

Khu phố cổ Hà Nội luôn ồn ào, náo nhiệt

Sáng nào bà Lê Thanh Thủy – Phố Hàng Bè – Quận Hoàn Kiếm cũng ra chợ từ sớm, mua thức ăn để nấu bữa trưa và bữa tối cho cả nhà.

Bà nấu bữa trưa và bữa tối cho cả nhà
Bà Tâm là hàng xóm sống trong căn phòng ở góc sân sau của nhà bà Thủy.

Vì căn nhà khá chật, bà tận dụng khoảnh sân nhỏ trước cửa làm khu phụ cho gia đình. Tuy sống trong căn biệt thự rộng rãi, nhưng nhà bà Thủy vẫn theo lối xưa là nấu ăn tại khu bếp riêng, nằm ở sân sau nhà. Vì nghỉ hưu đã lâu, bà Thủy dành thời gian rảnh rỗi để chăm sóc nhà cửa, cũng như nấu các bữa cơm đầm ấm cho gia đình.

Căn biệt thự cổ này lúc trước có một phần nhà là lớp học tạm thời của khá nhiều người dân sống cùng phố. Mỗi khi, họ tới đây chơi, đều tranh thủ ngắm nghía và nhắc về kỷ niệm thời học trò.

Con phố cổ
Phố Hàng Bè

Đi thăm hỏi nhà có người ốm là nét văn hóa của nhiều người dân Hà Nội, nhất là với những người dân phố cổ đã quen biết nhau nhiều năm.

Tầm trưa, lối vào của một con ngõ nhỏ trên phố Hàng Bè trở nên nhộn nhịp hơn. Những quán hàng bán buổi sáng được dọn vào, xếp gọn gàng trong những góc nhỏ.

Nhà làm hàng bán buổi trưa thì lại bắt đầu vào việc

Còn những nhà làm hàng bán buổi trưa thì lại bắt đầu vào việc. Tuy không gian quán ăn khá bé nhỏ, lại nằm trong ngõ, nhưng cũng là nơi dem lại nguồn thu nhập tốt cho gia đình nhà ông Nguyễn Văn Hùng.

Căn biệt thự của bà Thủy luôn yên tĩnh và xanh mát

Tách biệt với những ồn ào nơi mặt phố, căn biệt thự của bà Thủy luôn yên tĩnh và xanh mát. Đây cũng là căn biệt thự hiếm hoi giữa lòng phố cổ vẫn còn được giữ lại khá nguyên vẹn. Và cũng là nơi anh chị em bà Thủy đã được sinh ra và chứng kiến biết bao thăng trầm của Hà Nội.

Phía sau mặt phố, nằm sâu trong những con ngõ nhỏ, dù là ở căn phòng chật hẹp hay biệt thự rộng rãi, dù ở không gian nhộn nhịp, sôi động, hay tĩnh lặng, bình yên, thì  đều mang đến cho cuộc sống của người dân khu phố cổ một sức sống riêng, không dễ gì trộn lẫn, dẫu thời gian có đổi thay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Về với thiên nhiên và những điều mộc mạc, yên bình chính là cách để mỗi người tự làm mới mình sau những ngày bận rộn. Một kỳ nghỉ nhẹ nhàng nhưng cũng là những kỉ niệm khó quên.

Với nhiều người, cà phê trứng không chỉ là một món uống, mà còn là một kiểu “ăn sáng nghệ thuật” – nhẹ nhàng, đầy hương vị, đủ năng lượng để bắt đầu ngày mới trong một góc bình yên đặc trưng của đất Hà Thành.

Nhịp sống ở Hà Nội trong những ngày lễ đặc biệt của đất nước như một khoảng dừng nghỉ êm đềm xen giữa những tất bật vội vã thường ngày. Guồng quay cuộc sống có phần chậm lại, những người ở Hà Nội có thể được ngắm nhìn một Thủ đô yên bình và đậm chất thơ trong từng ngôi nhà, góc phố.

Bún thang là một trong những món đặc sản cao cấp và đắt tiền trong danh sách các món bún nổi tiếng tại Hà Nội. Đây được coi là một món quà thanh nhã và tinh tế của Thủ đô Hà Nội.

Từ những sợi tre, mây mềm mại, nghệ nhân Nguyễn Văn Trung (xã Phú Vinh, Chương Mỹ, Hà Nội) đã dệt nên những bức ảnh chân dung Bác Hồ bằng đôi bàn tay khéo léo và lòng tôn kính của mình.

Lễ thượng cờ tại Quảng trường Ba Đình đã trở thành một nghi lễ thiêng liêng. Đây cũng là thời khắc đầy xúc động mà nhiều người dân Thủ đô và du khách luôn mong chờ.