Phe đối lập Hàn Quốc kêu gọi luận tội Tổng thống

Phe đối lập Hàn Quốc đã lên tiếng kêu gọi Tổng thống Yoon Suk Yeol từ chức hoặc phải đối mặt với việc luận tội, sau khi quốc gia Đông Bắc Á này trải qua một đêm thiết quân luật hỗn loạn.

Chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tuyên bố đồng ý gỡ bỏ lệnh thiết quân luật theo quyết định của quốc hội vào đêm qua (4/12), một nhóm hơn 40 nghị sĩ từ các đảng đối lập đã kêu gọi tiến hành luận tội ông Yoon Suk Yeol với cáo buộc “chủ mưu hành động sai phạm trong quản lý nhà nước, có tính chất phản quốc”.

Đảng Dân chủ đối lập tự do hiện đang nắm giữ đa số trong quốc hội gồm 300 ghế. Tuy nhiên, việc luận tội Tổng thống cần sự ủng hộ của ⅔ quốc hội, tức là 200 trong số 300 thành viên. Đảng Dân chủ và các đảng đối lập nhỏ khác cộng lại có 192 ghế. Theo các nhà phân tích, khi quốc hội bác bỏ tuyên bố thiết quân luật của Tổng thống Yoon Suk Yeol vào đêm qua với 190 phiếu thuận, khoảng 10 nhà lập pháp từ đảng Quyền lực Nhân dân cầm quyền của Tổng thống Yoon Suk Yeol đã bỏ phiếu ủng hộ việc bác bỏ.

Nếu Tổng thống Yoon Suk Yeol bị luận tội, ông sẽ bị tước bỏ các quyền hạn theo hiến pháp, cho đến khi Tòa án Hiến pháp ra phán quyết về số phận của ông. Thủ tướng Han Duck-soo, người giữ vị trí số hai trong chính phủ Hàn Quốc sẽ tiếp quản các trách nhiệm của Tổng thống.

Trong khi đó, một số nghị sỹ thuộc đảng Quyền lực Nhân dân cầm quyền của Tổng thống Yoon Suk Yeol yêu cầu nhà lãnh đạo này giải thích quyết định của mình và sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong Hyun, người được cho là đề xuất sắc lệnh thiết quân luật cho ông Yoon. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc chưa đưa ra bình luận về cáo buộc trên.

Hiện nhiều quan chức cấp cao, trong đó có Chánh Văn phòng Tổng thống đã xin từ chức sau sự kiện thiết quân luật.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhà văn Ấn Độ Banu Mushtaq đã giành giải Man Booker Quốc tế 2025 với một tuyển tập gồm 12 truyện ngắn có tựa đề "Đèn Lòng".

Bảo tàng tượng sáp Madame Tussauds ở trung tâm thành phố London, Anh, đã ra mắt tượng sáp mới của Công nương xứ Wales Kate Middleton.

Các nước G7 đang bắt đầu thảo luận về việc đánh thuế lên những mặt hàng giá trị thấp của Trung Quốc.

Yoshinoya - chuỗi thức ăn nhanh hơn 120 năm tuổi của Nhật Bản đang muốn đưa mì ramen thành trụ cột kinh doanh thứ ba của hãng.

Việc xóa bỏ các biện pháp trừng phạt với Syria có thể xem như một "củ cà rốt" nhằm thúc đẩy chính quyền chuyển tiếp hoặc ít nhất là kéo Syria ra khỏi quỹ đạo quá gần với các đối thủ địa chính trị của phương Tây.

Chính sách siết chặt của Mỹ có thể lại trở thành “chất xúc tác” đẩy nhanh quá trình tự cường công nghệ của Trung Quốc - điều mà Washington có lẽ không hề mong muốn.