Phe cực hữu chiến thắng tại bầu cử Nghị viện châu Âu

Với việc phe cánh hữu dành chiến thắng tại bầu cử Nghị viện châu Âu lần này, trong thời gian tới, EU sẽ có nhiều thay đổi mang tính quyết định trên trường quốc tế.

Gần 400 triệu công dân Liên minh châu Âu (EU) đã tiến hành bỏ phiếu để bầu ra các thành viên của Nghị viện châu Âu, đánh dấu một trong những sự kiện bầu cử lớn nhất trên toàn cầu.

Hội đồng EU sẽ cần phê chuẩn Chủ tịch tiếp theo của Ủy ban châu Âu - rất có thể là chủ tịch đương nhiệm Ursula von der Leyen, cho nhiệm kỳ thứ hai và 26 ủy viên khác của họ.

Công tác kiểm phiếu cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu.

Vai trò quan trọng nhất của Nghị viện châu Âu là xem xét và phê duyệt luật mới, sau đó thường đưa ra những sửa đổi để các thành viên EU thống nhất những quy định hoặc chỉ thị có hiệu lực.

Sự chuyển dịch tại cuộc bầu cử EU có thể tác động đến một loạt lĩnh vực chính sách quan trọng trong nhiệm kỳ 5 năm tới.

Sự chuyển dịch tại cuộc bầu cử EU có thể tác động đến một loạt lĩnh vực chính sách quan trọng trong nhiệm kỳ 5 năm tới. Cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu đã giáng đòn mạnh vào các nhà lãnh đạo Pháp và Đức: các đảng cực hữu của châu Âu chiến thắng ở nhiều nơi, đứng đầu tại Pháp, Italia và Áo, và đứng thứ hai ở Đức. Kết quả chính thức của cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu sẽ được công bố trong một vài ngày tới.

Đến giữa tháng 7, các vị trí quan trọng hàng đầu trong bộ máy quyền lực châu Âu như Chủ tịch Nghị viện châu Âu, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Chủ tịch Hội đồng châu Âu sẽ được bầu ra.

Trong bối cảnh bất ổn kinh tế, căng thẳng địa chính trị gia tăng, lực lượng nắm quyền tại châu Âu chắc chắn sẽ đối mặt với nhiều thách thức để duy trì ổn định nội khối và nâng cao vị thế của EU trên trường quốc tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phong trào Hamas bất ngờ tuyên bố vào đêm 11/5 rằng sẽ sớm phóng thích Edan Alexander, con tin người Mỹ cuối cùng còn sống bị giam giữ ở Gaza.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố ông sẵn sàng “đích thân” gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 15/5 tới, nhưng chỉ khi Moscow đồng ý ngừng bắn trước.

Trong bài phát biểu đầu tiên trước công chúng, Đức Giáo hoàng Leo XIV đã lên tiếng kêu gọi các cường quốc thế giới cùng chung tay hướng tới hòa bình, chấm dứt các cuộc xung đột đẫm máu đang diễn ra trên toàn cầu.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan xác nhận, Ankara sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Nga và Ukraine, sau đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc nối lại đối thoại tại Istanbul.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 11/5 tuyên bố, nước này sẵn sàng đối thoại trực tiếp với Nga nhằm tìm giải pháp chấm dứt xung đột, song nhấn mạnh điều kiện tiên quyết là một lệnh ngừng bắn kéo dài ít nhất 30 ngày.

Ấn Độ và Pakistan ngày 10/5 đã bất ngờ đồng ý ngừng bắn, vào thời điểm các cuộc tấn công “ăn miếng trả miếng” giữa hai bên đang leo thang đến mức nguy hiểm.