Phát triển nhà ở xã hội vẫn khó khăn về nguồn vốn

Nhà nước đưa ra các gói tín dụng ưu đãi để khuyến khích cả doanh nghiệp đầu tư và người thuê, mua nhà ở xã hội. Tuy nhiên, nguồn vốn giải ngân rất chậm, chưa đáp ứng như kỳ vọng.

Liên quan đến gói vay ưu đãi 120.000 tỷ đồng, theo Bộ Xây dựng, cho đến nay, có 83 dự án của 34/63 tỉnh, thành đủ điều kiện vay vốn được công bố. Về phía chủ đầu tư: 15 dự án đã ký hợp đồng tín dụng cho vay theo Chương trình với tổng mức cam kết cấp tín dụng là 4.200 tỷ đồng. Còn lại 68 dự án chưa ký hợp đồng tín dụng cho vay theo chương trình này.

Đối với người mua, đến nay chỉ có 151 người mua nhà đã được vay (khoảng 80 tỷ đồng) từ Chương trình. Dù Ngân hàng Nhà nước đã 02 lần hạ lãi suất chương trình tín dụng này, lãi suất áp dụng ở nửa đầu năm 2024 là 8%/năm (đối với chủ đầu tư) và 7,5% (đối với người mua nhà), thời hạn hưởng lãi suất ưu đãi 5 năm sau đó thả nổi, bị xem là “thiếu hấp dẫn”!

Ông Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế cho biết: “Việc đòi hỏi các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay khá khó bởi nhận tiền gửi lãi suất khá cao. Nếu có thể, Chính phủ phải tài trợ”.

Hiện nay, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng (nay tăng lên 140.000 tỷ đồng) có sự tham gia thêm của 4 ngân hàng thương mại cổ phần là MB, Techcombank, VPBank, TPBank. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Bộ Xây dựng đang tiếp tục đề nghị giảm thêm lãi suất cho vay, mời gọi thêm các ngân hàng tham gia chương trình này và không tính dư nợ cho vay nhà ở xã hội vào hạn mức tín dụng. Phía doanh nghiệp cũng từng kiến nghị.

Trong khi đó, một nguồn vốn hỗ trợ khác cho khách hàng cá nhân vay mua NƠXH thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP đã có tiến độ giải ngân khá tốt, được đối tượng trực tiếp hưởng thụ (là cá nhân người mua) và cả doanh nghiệp đón chờ. Tuy nhiên, nguồn vốn vay hiện đang gặp khó. Cụ thể, theo Kế hoạch đầu tư công các giai đoạn 2021-2025 cấp cho Chương trình nhà ở xã hội qua Ngân hàng Chính sách xã hội năm 2021, đã thực hiện giải ngân 1.000 tỷ đồng. Đến hết năm 2023 hoàn thành việc giải ngân 10.281 tỷ đồng. Đối với giai đoạn năm 2024-2025, nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện công tác này chưa được bố trí. Và như vậy, vốn rẻ cho NƠXH tắc, trong khi nguồn vốn vay ưu đãi của ngân hàng thương mại thì sẵn sàng nhưng lại “kén” với cả doanh nghiệp lẫn người dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Liên quan đến giải quyết kiến nghị của Cục Thuế Hà Nội, UBND Thành phố đã có văn bản số 3845 về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất theo quy định của Luật Đất đai 2024.

Khảo sát từ các ngân hàng thương mại cho thấy lãi suất cho vay mua nhà của một số ngân hàng có xu hướng giảm và được đánh giá là thấp nhất kể từ đầu năm 2024, nhưng dư nợ vẫn còn thấp.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3840 về việc triển khai Nghị định số 108/2024/NĐ-CP ngày 23/8/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở, giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.

Nhiều diện tích ki-ốt tầng 1 ở một số tòa nhà tái định cư, nhà ở công nhân tại Hà Nội đang bị bỏ hoang, không cho thuê trong nhiều năm nay.

Tại diễn đàn "Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển", các chuyên gia cho rằng để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, cần phải có các giải pháp tổng thể và đồng bộ. Đặc biệt, pháp lý và nguồn vốn được coi là hai điểm nghẽn chính cần phải khơi thông càng sớm càng tốt.

Năm 2024, thị trường bất động sản đã có những chuyển dịch tích cực. Tuy nhiên đà phục hồi này vẫn chưa đồng đều, có sự khác biệt lớn giữa các phân khúc.