Phát triển nhà ở xã hội, pháp lý là rào cản lớn
Giá nhà đất đang bị đẩy cao phi lý vượt xa mức thu nhập của phần đông người dân. Chính vì vậy, tập trung đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được xem là ưu tiên hàng đầu để bình ổn thị trường. Đây là giải pháp được cả cơ quan quản lý và các chuyên gia chỉ ra. Nhưng để thực hiện cần tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn liên quan đến đất đai và thủ tục pháp lý.
Ông Trần Văn Tuấn - Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang, cho hay: “Chính sách pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội còn nhiều tồn tại. Do vậy, trên cơ sở báo cáo của đoàn giám sát thì Quốc hội trong thời gian tới sẽ ban hành các văn bản, nghị quyết để góp phần hoàn thiện cho thị trường bất động sản cũng như nhà ở xã hội”.
Ông Trần Hoàng Ngân, Đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh, nêu quan điểm: “Các dự án bị đóng băng, trùm mền, theo tôi, Quốc hội phải có nghị quyết liên quan đến vấn đề này. Đồng thời cần rà soát lại các dự án, tìm hiểu nguyên nhân để xử lý”.
Theo Hiệp hội bất động sản Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2025, nhu cầu nhà ở xã hội ở nước ta là 1,24 triệu căn. Giai đoạn 2025 - 2030 dự báo là 1,16 triệu căn. Tuy nhiên, từ năm 2021 đến nay, kế hoạch chỉ mới đạt 9,5%, tương đương 40.679 căn hộ. Còn về mục tiêu xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội trong giai đoạn 2021 - 2030, kết quả thực hiện đến nay còn quá thấp, chỉ đạt khoảng 10% kế hoạch.


Lợi dụng thông tin sáp nhập, giá đất tại nhiều tỉnh, thành thời gian qua bị thổi cao phi lý, thị trường bất động sản trở nên méo mó, tiềm ẩn nguy cơ vỡ 'bong bóng'.
Quy hoạch chi tiết bốn khu tập thể cũ vừa được quận Đống Đa. TP. Hà Nội đưa ra lấy ý kiến cộng đồng, tạo bước khởi đầu quan trọng để cuối năm 2025 có thể khởi công xây dựng lại.
Việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam được đánh giá sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc bất động sản công nghiệp.
Quận Đống Đa đặt mục tiêu hoàn tất quy hoạch chi tiết cải tạo bốn khu chung cư cũ: Kim Liên, Khương Thượng, Trung Tự và Hào Nam trong năm 2025, nhằm thực hiện Chương trình số 03 của Thành ủy về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 – 2025”.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn nhiều dự án bất động sản bị bỏ hoang, trong khi nguồn cung nhà ở còn thiếu.
Một số trường hợp bỏ hoang đất sẽ bị Nhà nước thu hồi, theo quy định tại Điều 81 Luật Đất đai 2024.
0