Phát triển kinh tế nông thôn từ các làng nghề

Hà Nội vốn được coi là đất trăm nghề. Thế nhưng việc tận dụng nguồn lực của làng nghề để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người nông dân ở nông thôn lại chưa được phát huy hết tiềm năng vốn có.

Nhiều người dân làng nghề đã vui mừng khi Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội ra đời và đang trong quá trình hoàn thiện trình các cấp trước ngày 30/9.

Đây sẽ là những viên gạch đầu tiên để những làng nghề chuyển mình, đóng góp vào sự phát triển kinh tế nông thôn. 

Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt, một quần thể kiến trúc hình tròn cách điệu của lò bầu truyền thống, được dựng lên tại làng nghề Bát Tràng do nghệ nhân Hà Thị Vinh dày công đầu tư xây dựng, với mong muốn là địa điểm để trình diễn những tinh hoa làng nghề mình lan tỏa giá trị gốm Bát Tràng quảng bá tới du khách thập phương.

Làng nghề Bát Tràng - Hà Nội

Nghệ nhân Hà Thị Vinh, Giám đốc công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh, Bát Tràng, Gia Lâm cho biết: ''Chúng tôi rất vui mừng vì văn hóa của Bát Tràng đã được du khách yêu mến. Họ đến đây vì muốn nghe câu chuyện của Bát Tràng là gì, họ được chơi gì, được ăn ẩm thực của quê tôi thế nào và chúng tôi đều đáp ứng được hết những như cầu của du khách.''

Nhiều thôn làng với những  sản phẩm nghề truyền thống vẫn là kế sinh nhai của người nông dân, thế nhưng cá nhân họ phải tự trăn trở với việc tìm đầu ra cho sản phẩm của mình, duy trì nghề ra sao và vất vả truyền nghề cho thế hệ con cháu, những người trẻ không còn nhiều mặn mà với nghề. 

Lụa Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội

Ông Phạm Khắc Hà,  Chủ tịch Hiệp hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, Hà Đông chia sẻ: ''Chúng tôi động viên một số cháu thuộc thế hệ trẻ tiếp tục theo nghề, cũng nhiều cháu về phục vụ sản xuất kinh doanh tại địa phương có nhiều thuận lợi hơn.'' 

Hà Nội được coi là đất trăm nghề. Mặc dù nguồn lực làng nghề Hà Nội là khá lớn, song hầu hết các địa phương chưa khai thác hết thế mạnh, tiềm năng bởi chưa có quy hoạch tổng thể phát huy các nguồn lực vốn có của làng nghề.

Mây tre đan xã Ninh Sở, Thường Tín

Ông Lưu Duy Dần – Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho biết: ''Muốn phát triển để không bị ảnh hưởng môi trường làng quê, muốn sản xuất lớn thì phải có diện tích phải quy hoạch vùng nguyên liệu.''

Thành phố Hà Nội vừa giao các sở, ngành hoàn thiện Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội trước ngày 30-9-2024 để sớm trình cấp có thẩm quyền xem xét thông qua. Đây sẽ là những viên gạch đầu tiên để những làng nghề dần chuyển mình, đóng góp vào sự phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống nông dân tại các làng có nghề.  

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Qua khảo sát của đoàn Hội đồng Thủ công thế giới, làng lụa Vạn Phúc, một trong những làng nghề dệt lụa nổi tiếng bậc nhất Việt Nam với hơn 1000 năm tuổi, được đánh giá đủ yếu tố để tham gia mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.

UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định công nhận điểm du lịch làng nghề cỏ tế mây tre đan xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên.

Hội đồng Giám khảo quốc tế Hội đồng Thủ công thế giới đã đến khảo sát, đánh giá để xem xét công nhận làng nghề Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.

Hội Lương thực Thực phẩm TP HCM (FFA) phối hợp cùng Hiệp hội Nước mắm truyền thống Việt Nam đã tổ chức Lễ hội nước mắm TP HCM lần 1 năm 2024 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 25km, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội, là một trong số nhiều làng nghề chuyên sản xuất gỗ mỹ nghệ, với những người dân năng động trong phát triển kinh tế.

Hà Nội từng có rất nhiều làng quê có nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải. Trong đó làng nghề Phùng Xá, xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, từng được mệnh danh là “thủ phủ dâu tằm”.