Phát triển đô thị thông minh cần tầm nhìn dài hạn
Sau 5 năm triển khai Quyết định số 950 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030, đã có 48/63 tỉnh, thành phố đang triển khai. Hơn 40 địa phương đã triển khai Trung tâm điều hành thông minh (IOC) cấp tỉnh và gần 100 IOC cấp huyện, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực giao thông, y tế, giáo dục, phát triển các ứng dụng cảnh báo.
Ông Nguyễn Việt Hùng – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền Thông Hà Nội cho biết: "Về xây dựng thành phố thông minh chúng tôi đang có các đề án về giao thông thông minh, y tế thông minh. Giao thông thông minh có thí điểm tích cực về thẻ vé liên thông trên các hệ thống giao thông công cộng để cho người dân thuận lợi trong việc di chuyển và sẽ có nhiều mô hình mới về phát triển đô thị, phát triển giao thông dựa vào mô hình TOD."
Tuy nhiên, xây dựng đô thị thông minh tại Việt Nam gặp rất nhiều thách thức. Thách thức lớn nhất là hành lang pháp lý chưa thuận lợi cho hợp tác công tư, đặc biệt các thủ tục liên quan đến: đầu tư, đấu thầu, thuê dịch vụ công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, các địa phương đang cần giải quyết rất nhiều bài toán liên quan đến dữ liệu số. Hiện tại, dữ liệu vừa thiếu, vừa thừa; khai thác dữ liệu khó khăn, chưa có chuẩn kết nối, độ chính xác chưa cao, mô hình thông tin, chiến lược dữ liệu cũng cần được trú trọng đầu tư bài bản hơn.
Theo ông Ngô Diên Hy – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT: "Việc thực thi dữ liệu có nhiều rào cản chúng ta đang gặp phải như cát cứ dữ liêu, dữ liệu không được liên thông, không có bộ máy tổ chức vận hành dữ liệu, không có quy hoạch, quy chuẩn về dữ liệu. Đấy là những vấn đề nan giải hiện nay."
Phát triển đô thị thông minh chính là thực hiện chuyển đổi số trong phạm vi, quy mô của đô thị nhưng tập trung vào việc giải quyết các vấn đề lớn của đô thị. Các địa phương cần coi hạ tầng thông tin đô thị, hạ tầng số và đặc biệt là hạ tầng dữ liệu như một hạ tầng thiết yếu của đô thị, là nền tảng để thông minh hóa các hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng kinh tế - xã hội.


Thực hiện chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100 của Chính phủ, Ngân hàng chính sách xã hội thành phố đã tích cực triển khai có hiệu quả, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Bộ Xây dựng vừa phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Sở Xây dựng Hà Nội đã ban hành kế hoạch tổ chức giao thông phục vụ phá dỡ tòa nhà "Hàm cá mập" và đảm bảo trật tự, chống ùn tắc tại khu vực quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục trong thời gian một tháng.
Hà Nội đang xuất hiện tình trạng phương tiện có dấu hiệu chở quá tải trọng, cơi nới thành thùng, chạy với tốc độ cao, làm rơi vãi vật liệu gây nguy hiểm cho người đi đường.
Trong 3 ngày trong Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, Cục Đường bộ VN yêu cầu các Trạm thu phí đường bộ tổ chức phân luồng giao thông hợp lý, chủ động xả trạm để giải tỏa phương tiện khi ùn tắc.
Ban quản lý dự án sân bay Long Thành đang đồng loạt triển khai nhiều gói thầu lớn, tăng tốc thi công, sẵn sàng bay hiệu chuẩn trước 30/4
0