Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp tăng khả năng vay vốn

Hiện nay, giá thành, chi phí sản xuất, giá vật tư nông nghiệp, logistic còn ở mức cao. Trong khi, liên kết sản xuất, chế biến với phân phối tiêu dùng chưa chặt chẽ, chủ yếu là thương vụ mua bán, thiếu cơ chế hợp tác và chia sẻ khiến thị trường Việt chưa tận dụng được hết tiềm năng sẵn có và thu hút dòng vốn đầu tư.

Chưa tổ chức vùng nguyên liệu gắn với chế biến tiêu thụ; thiếu chuẩn hóa chất lượng làm cơ sở xây dựng, phát triển nhãn hiệu, thương hiệu và truyền thông, quảng bá nâng cao uy tín nông sản Việt tại thị trường trong nước và quốc tế,… là những nguyên nhân khiến kinh tế nông nghiệp Việt Nam chưa phát triển tương xứng với tiềm năng.

Ông Nguyễn Trí Hiệp, Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường cho biết: "Bộ Nông nghiệp cũng đã nhìn nhận thấy sự liên kết chưa chặt chẽ giữa người dân và doanh nghiệp và Bộ đang tổ chức các đề án về phát triển vùng nguyên liệu, các nông sản chủ lực như cà phê, gạo, tôm, cá. Chỉ khi chúng ta phát triển được vùng nguyên liệu đồng đều và chất lượng, chuẩn về nguyên liệu, chuẩn về sản xuất mới xây dựng được nhãn hiệu và phát triển ra thế giới".

Kinh tế nông nghiệp Việt Nam chưa phát triển tương xứng với tiềm năng
Kinh tế nông nghiệp Việt Nam chưa phát triển tương xứng với tiềm năng.

Bên cạnh đó, hiện nay, quy mô hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng tại Việt Nam đang bộc lộ nhiều hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Nguyên nhân do các ngân hàng thương mại thường yêu cầu phải có tài sản đảm bảo, trong khi các sản phẩm tài trợ thương mại gồm tài trợ cho các khoản phải thu, tài trợ hóa đơn, tài trợ lô hàng… còn ít được áp dụng do tính chất rủi ro cao. Do đó, giải pháp ưu tiên lúc này là sớm hoàn thiện khung pháp lý cho các mô hình kinh doanh mới.

TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh chia sẻ: "Cho vay hiện nay vẫn dựa khá nhiều vào thế chấp tài sản, mặc dù với những khoản vay nhỏ cũng ngày càng mở hơn. Những khoản cho vay dựa trên mối liên kết, quan hệ liên kết giao dịch như bao thanh toán, cho vay theo hợp đồng còn đang thấp. Do đó, về mặt chính sách cũng như các định chế tài chính phải thấy được ý nghĩa và lợi ích thật sự".

Đáng chú ý, gần đây, tín dụng nông nghiệp, nông thôn đang tăng khá cao, gấp khoảng 1,5 lần tăng trưởng tín dụng chung, trong đó, tổng dư nợ tín dụng tam nông cuối năm 2023 đạt 3,3 triệu tỷ đồng, chiếm 24,3% tổng dư nợ cho nền kinh tế. Tuy nhiên, hiện các công ty tài chính chưa tham gia nhiều vào thị trường khiến nguồn cung bị phụ thuộc vào các ngân hàng thương mại.

Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nông nghiệp còn hạn chế về năng lực quản trị, về tài chính, công nghệ, khó để chứng minh khả năng hoạt động. Do đó, cần sớm thông qua cơ chế sandbox cho Fintech, cho vay ngang hàng, online hay cơ chế chia sẻ dữ liệu để cung cấp vốn cho thị trường này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chỉ số mua hàng của các nhà sản xuất đã tăng trở lại sau bốn tháng duy trì đà giảm cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất Việt Nam có cải thiện.

Sau ba tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.

Giá vàng miếng trong nước quay đầu giảm mạnh. Hiện tại, vàng các thương hiệu đang mua vào 98,8 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 101,3 triệu đồng/lượng.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đánh giá cao kết quả kinh doanh và những đóng góp của Công ty trách nhiệm hữu hạn LG Display Việt Nam Hải Phòng đối với kinh tế Việt Nam, trong buổi tiếp đại diện doanh nghiệp này vào chiều ngày 4/4.

Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã kêu gọi chính quyền Mỹ xem xét gia hạn việc áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam, để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng với quy định mới.

Nhiều mặt hàng Việt không phải chịu mức thuế đối ứng 46% khi xuất khẩu sang Mỹ như thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...