Phát hiện hơn 4 nghìn tỷ đồng nợ xây dựng cơ bản

Trong phiên thảo luận về báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022, các đại biểu rất quan tâm đến việc Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện thêm hơn 4 nghìn tỷ đồng nợ xây dựng cơ bản.

Đây là những vấn đề được quan tâm trong phiên thảo luận về báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022 sáng nay (7/6).

Bà Phạm Thị Thanh Mai, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội nêu ý kiến: "Thực tế, nếu chúng ta không rốt ráo vấn đề này thì sẽ tiếp tục phát sinh nợ mới. Do đó, đại biểu cho rằng cần phải hạn chế ảnh hưởng tối đa đến các doanh nghiệp sử dụng vốn đầu tư công một cách chân chính và trao gửi niềm tin thực hiện các dự án đầu tư công, vay vốn ngân hàng, sau đó phải kịp thời thanh toán khi có khối lượng hoàn thành".

Quan tâm đến số chuyển nguồn sang năm sau còn lớn cho thấy việc sử dụng ngân sách Nhà nước có nơi chưa hiệu quả, đại biểu cho rằng có nguyên nhân từ việc dự toán không sát.

Bà Phạm Thị Thanh Mai - Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội. Ảnh: Quốc hội.

Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết số chi chuyển nguồn từ 2022 sang năm 2023 cao chủ yếu do các nguồn lực được chuyển theo quy định pháp luật.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu: "Nguồn tích lũy qua các năm để thực hiện cải cách tiền lương đóng vai trò lớn. Bên cạnh đó, những nhiệm vụ đã được ký hợp đồng và được thực hiện trong năm nhưng chưa được thanh toán thì được chuyển nguồn sang năm sau theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, các bộ, ngành, địa phương cần cố gắng thực hiện thanh toán ngay trong năm, để số chuyển nguồn giảm đi".

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu. Ảnh: Nhân dân.

Cuối giờ sáng cùng ngày, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quy định lấy tiêu chí "giá thấp nhất" làm ưu tiên hàng đầu trong xét thầu đã và đang trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Khi năng lực nhà thầu không tương xứng với quy mô dự án và chi phí bị cắt giảm tối đa để trúng thầu, hệ quả tất yếu là công trình bị xuống cấp, đội vốn, thậm chí phải sửa chữa ngay sau khi hoàn thành.

Quốc hội đã biểu quyết thông qua bổ sung dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên năm 2025 từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài cho các cơ quan với số vốn là hơn 4.300 tỷ đồng vào chiều 23/5, với tỷ lệ 441/443 đại biểu Quốc hội có mặt bấm nút tán thành.

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Quy định số 287 về thu hồi tài sản do tham nhũng, lãng phí, tiêu cực được phát hiện qua công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Trung ương đã bắt đúng căn bệnh lãng phí và đang vào cuộc, song trong quá trình xử lý cần chấp nhận mất mát.

Xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi những ngày qua đang gấp rút hoàn tất những khâu chuẩn bị cuối cùng cho nơi an nghỉ của nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.

Cơ chế chỉ định thầu tại dự thảo Luật sửa đổi bổ sung Luật Đấu thầu là phù hợp, nhất là các gói thầu có thời gian thực hiện nhanh, các sự kiện đặc thù như sự kiện văn hóa, du lịch.