Pháp tăng cường trấn áp hàng giả trước thềm Olympic Paris

Trong thời gian Thế vận hội Olympic Paris 2024 chuẩn bị diễn ra, các nhà chức trách Pháp cùng với các thương hiệu đang tăng cường những hoạt động chống hàng giả, từ các món đồ lưu niệm bình dân đến các loai túi Louis Vuitton xa xỉ.

Chỉ còn chưa đầy 3 tuần nữa là  Thế vận hội Olympic Paris 2024 sẽ diễn ra. Để đảm bảo quyền lợi cho hàng triệu người hâm mộ sẽ tới thăm đất nước trong thời gian này, nhà chức trách Pháp cùng với các thương hiệu đang tăng cường hoạt động chống hàng giả, từ các món đồ lưu niệm bình dân đến những loai túi Louis Vuitton xa xỉ.

Những ngày đầu tháng 4, ở khu chợ trời Saint Ouen dành cho khách du lịch ở ngoại ô thủ đô Paris, nơi chỉ cách làng Olympics khoảng 500m, cảnh sát Pháp đã bất ngờ tràn vào và đóng cửa nhiều cửa hàng bán hàng giả, trong đó có các sản phẩm làm nhái của các thương hiệu lớn như Louis Vuitton và Nike, tịch thu và tiêu hủy ngay tại hiện trường 63.000 mặt hàng quần áo, giày dép và đồ da, đồng thời bắt giữ 10 người.

Pháp tăng cường trấn áp hàng giả trước thềm Olympic

Cuộc đột kích kể trên chỉ là một phần trong chiến dịch mà giới chức Pháp mô tả là cuộc trấn áp hàng giả trước Thế vận hội. Theo Ủy ban Olympic quốc tế (IOC), tham gia cùng chiến dịch này còn có hơn 30 đại diện thương hiệu Pháp và quốc tế nhằm giúp xác minh hàng giả. Các sản phẩm bị làm giả nhiều nhất là quần áo và các mặt hàng mô phỏng linh vật của thế vận hội năm nay.

Bà Delphine Sarfati-Sobreira, Giám đốc hiệp hội bảo vệ sở hữu trí tuệ pháp cho biết: “Các bạn cần biết rằng các món đồ lưu niệm về linh vật Olympics có thể nguy hiểm vì mắt không được dán chặt, trẻ em có thể nuốt phải; quần áo, khăn quàng cổ, mũ có thể có thuốc nhuộm chứa nhiều chì gây nguy hiểm cho sức khỏe,…Các nhà chức trách đang làm một công việc phi thường để bảo vệ người tiêu dùng.”

Các nhà chức trách Pháp cùng với các thương hiệu đang tăng cường những hoạt động chống hàng giả

Làm giả, làm nhái các mặt hàng thời trang và phụ kiện là một ngành kinh doanh lớn. Theo Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Liên minh Châu Âu, chỉ riêng quần áo hàng hiệu bị làm giả ước tính đã khiến các công ty ở Pháp mất trung bình 1,7 tỷ euro (1,83 tỷ USD) doanh thu mỗi năm, từ năm 2018 đến năm 2021. 

Trong bối cảnh hàng triệu du khách đang tấp nập đổ về Paris và các thành phố khác như Lille và Marseille vào mùa hè này, thị trường tiềm năng cho quần áo, túi xách và giày dép hàng hiệu giả là rất đáng kể.

Hàng hóa sản xuất tại Pháp hiện bị làm giả, làm nhái nhiều thứ hai trên thế giới

Du khách đến Pháp thường tìm mua hàng xa xỉ từ các thương hiệu như Louis Vuitton và Chanel, nhưng những người không đủ tiền mua hàng thật có thể bị cám dỗ bởi hàng giả rẻ tiền hơn.

Theo số liệu thống kê, hàng hóa sản xuất tại Pháp hiện bị làm giả, làm nhái nhiều thứ hai trên thế giới, chỉ sau hàng hóa của Mỹ. Cứ 10 món hàng giả, hàng nhái bị thu giữ trên thế giới thì có 2 sản phẩm là nhái hàng Pháp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake hôm 5/4 đã chủ trì lễ đón Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Quảng trường Độc lập ở thủ đô Colombo theo nghi thức trang trọng nhất với 21 loạt đại bác.

Cộng đồng người Việt Nam tại Myanmar những ngày qua đã tích cực tham gia các hoạt động hỗ trợ người dân Mandalay sau thảm họa động đất xảy ra ngày 28/3.

Truyền thông nhà nước Myanmar ngày 5/4 đưa tin, số người thiệt mạng do trận động đất ở quốc gia này đã tăng lên 3.354, với hơn 200 người vẫn còn mất tích, hơn 4.800 người bị thương.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Côn ngày 5/4 đã kêu gọi Washington “tham vấn bình đẳng” với các đối tác thương mại về chính sách thuế quan mới.

Bên cạnh chiến công cứu nạn, tìm kiếm người bị mắc kẹt tại thủ đô Naypyidaw, Myanmar của lực lượng cứu nạn, cứu hộ Quân đội Nhân dân Việt Nam thì không thể không nhắc đến đóng góp quan trọng của lực lượng quân y và hậu cần.

Từ 0h01 sáng nay 5/4, giờ địa phương, tức 11h01 trưa nay, giờ Việt Nam, hải quan Mỹ đã bắt đầu thu thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia.