Pháp lý – chìa khóa thành công cho doanh nghiệp xuất khẩu

Thị trường toàn cầu đang trải qua nhiều biến động, thách thức đối với đầu tư và xuất khẩu quốc tế. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp biết thích ứng và có sự chuẩn bị kĩ lưỡng về chiến lược, đặc biệt là pháp lý tại các thị trường trọng điểm, sẽ là chìa khóa thành công cho doanh nghiệp khi vươn ra thị trường quốc tế.

Đây là nội dung chính của buổi hội thảo với chủ đề “ Thương mại và đầu tư xuyên biên giới trong bối cảnh kinh tế biến động: Tranh chấp và Trọng tài” diễn ra chiều 26/6 tại Hà Nội.

Nhiều doanh nghiệp xuất hàng sang thị trường châu Âu dù đã mở LC nhưng vẫn không được thanh toán. Lý do là khi hàng đến nước nhập khẩu thì doanh nghiệp mới được thông báo không đạt chất lượng.

Không nắm vững pháp lý, không đưa ra được chứng cứ để chứng minh hàng đạt chất lượng hay không, do đó hàng bị trả về.

Bà Quách Thúy An - PGĐ Công ty CP Headway Việt Nam, cho biết: "Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang gặp khó khăn về rào cản pháp lý. Để xuất khẩu, doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư về nguồn nhân lực, nắm rõ về nước nhập khẩu, các thủ tục để đảm bảo lô hàng được thông quan".

Hội thảo với chủ đề “ Thương mại và Đầu tư xuyên biên giới trong bối cảnh kinh tế biến động: Tranh chấp và Trọng tài”.

Việt Nam đã tham gia 19 FTA song phương và đa phương với hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Đây là những cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội là rất nhiều thách thức. Ngoài các tiêu chuẩn quốc tế, các vấn đề về rủi ro pháp lý khi xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các thị trường chủ lực đang là những rào cản hiện nay.

"Khi những rủi ro về pháp lý xảy ra, chúng ta phải có biện pháp phòng ngừa trước và xử lý có hiệu quả. Trên 90% các tranh chấp xuyên biên giới liên quan đến thương mại và đầu tư thường được xử lý qua trọng tài và hòa giải chứ không phải qua kênh tòa án các quốc gia. Điều này góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy đầu tư thương mại của Việt Nam với nước ngoài", ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, cho hay.

Ngoài các quy định, quy chuẩn về chất lượng hàng hóa mà các nước đưa ra thì hiểu biết về pháp lý nước bạn cũng là chìa khóa quan trọng để doanh nghiệp vươn ra thị trường quốc tế một cách bền vững.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chính phủ Việt Nam đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng từ 1-3 tháng để đàm phán với tinh thần đảm bảo công bằng, cả hai bên cùng có lợi, theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.

Ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng mạnh ở mức 7,7% trong quý I/2025 (tăng từ mức 7,6% trong quý IV/2024).

Chính phủ Trung Quốc ngày 4/4 tuyên bố sẽ áp thuế đối ứng 34% với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc từ ngày 10/4.

Bên cạnh áp lực từ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), ngành đồ uống còn lo ngại tác động kép từ thuế quan đối ứng mà Hoa Kỳ vừa công bố hôm 2/4.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi đề xuất tới Chính phủ và các bộ, ngành về việc giảm thuế nhập khẩu thủy sản Mỹ xuống 0% thay vì 3-10% như hiện nay.

Hải quan Mỹ bắt đầu thu thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia. Mức thuế cao hơn đối với hàng hóa từ 57 đối tác thương mại lớn của Mỹ dự kiến có hiệu lực vào tuần tới.