Phản ứng quốc tế trước việc áp thuế quan mới của Mỹ
Trong cuộc điện đàm ngày 2/2, Thủ tướng Canada Justin Trudeau và Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum cam kết tăng cường hợp tác giữa hai nước, nhằm ứng phó với các biện pháp thuế quan của Mỹ. Động thái này diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh áp thuế 25% đối với hàng hóa của Canada và Mexico và 10% đối với hàng hóa Trung Quốc.
Canada sau đó tuyên bố, sẽ trả đũa động thái của Tổng thống Trump bằng cách áp thuế 25%, tương đương 107 tỷ đô la đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Mỹ. Hành động trả đũa của Canada sẽ được thực hiện từ ngày 4/2, cùng ngày mà Mỹ bắt đầu áp thuế đối với Canada. Các mặt hàng của Mỹ nằm trong diện bị Canada đánh thuế gồm bia, rượu vang, rượu mạnh, hoa quả và nước hoa quả, đồ may mặc và thiết bị thể thao.
Trong khi đó, Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum cũng tuyên bố sẽ trả đũa các biện pháp thuế quan của Mỹ. Bà Claudia cho biết, chính phủ của bà ưu tiên đối thoại hơn là đối đầu với Mỹ. Mặc dù Mỹ là đối tác thương mại hàng đầu ở phía Bắc của Mexico, song Mexico buộc phải trả đũa thích đáng.
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum nói: "Mexico không muốn đối đầu, chúng tôi ưu tiên sự hợp tác giữa các nước láng giềng. Mexico không chỉ không muốn fentanyl đến Mỹ mà còn không muốn nó được vận chuyển đến bất cứ nơi nào. Do đó, nếu Mỹ muốn chống lại các nhóm tội phạm và muốn Mexico cùng hợp tác điều đó, chúng ta phải cùng phối hợp một cách toàn diện".
Theo một số nguồn tin, Mexico có thể sẽ áp thuế từ 5% tới 20% đối với một số mặt hàng của Mỹ bao gồm thịt lợn, phô mai, thép và nhôm.
Trong khi đó, Trung Quốc ngày 2/2 đã lên án Mỹ áp thuế 10% đối với hàng hóa của nước này, đồng thời để ngỏ khả năng đối thoại với Mỹ nhằm tránh xung đột leo thang. Trung Quốc tuyên bố sẽ đệ đơn kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để phản đối các mức thuế mới và sẽ thực hiện các biện pháp đối phó cần thiết.
Liên minh châu Âu (EU) đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về quyết định áp thuế của Mỹ đối với Canada, Mexico và Trung Quốc, đồng thời cảnh báo rằng họ sẽ phản ứng quyết liệt nếu ông Donald Trump áp thuế lên EU. Người phát ngôn Ủy ban châu Âu (EC) cho rằng, thuế quan gây gián đoạn kinh tế không cần thiết và đẩy lạm phát tăng cao, gây tổn hại cho tất cả các bên.
Nhiều chuyên gia lo ngại, tình hình sẽ xấu đi nếu chiến tranh thương mại leo thang, các quốc gia thực hiện các đòn trả đũa thuế quan qua lại lẫn nhau.
Giáo sư Qiu Buhui đến từ Trường Kinh doanh của Đại học Sydney cho biết: “Những hành động này của chính phủ Mỹ sẽ làm gia tăng sự bất ổn của kinh tế thế giới. Khi Mỹ và các đối tác thương mại áp đặt các biện pháp trả đũa nhau về thuế quan, sẽ gây ra một loạt các xung đột và dẫn tới cuộc chiến về thương mại. Điều này có thể thúc đẩy chủ nghĩa bảo hộ kinh tế, chủ nghĩa bảo hộ thương mại”.
Giới quan sát nhận định, mức thuế quan mới và các động thái đáp trả có thể khiến kinh tế Canada và Mexico suy thoái, trong khi Mỹ cũng có thể bị ảnh hưởng phần nào.


Số người thiệt mạng trong trận động đất tại Myanmar là 3.301 người, trong khi 4.792 người bị thương và 221 người vẫn mất tích.
Tổng thống Donald Trump quyết định gia hạn thêm 75 ngày để công ty công nghệ Trung Quốc ByteDance bán các tài sản TikTok tại Mỹ cho một nhà đầu tư không phải Trung Quốc, nếu không sẽ đối mặt với lệnh cấm.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 4/4 báo cáo nguồn cung cấp điện và nước tại Myanmar vẫn bị gián đoạn, làm giảm khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế và tăng nguy cơ bùng phát bệnh tật.
Thủ tướng Canada Mark Carney cho biết, nước này đã nhận được “kết quả tốt nhất trong một loạt các thỏa thuận khó khăn” từ động thái áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong một tuyên bố vào ngày 4/4.
Các Bộ trưởng Ngoại giao NATO đã kết thúc hai ngày họp tại Brussels vào ngày 4/4, tập trung vào công tác chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh NATO sắp tới tại The Hague.
Bộ tài chính Trung Quốc thông báo sẽ áp thuế 34% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Mỹ, bắt đầu từ ngày 10/4.
0