Phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP
Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, thời gian thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa kéo dài trong 11 năm. Trong đó, năm 2025: Xây dựng cơ chế, chính sách, hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ của chương trình, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ quản lý chương trình; chuẩn bị đầu tư các nhiệm vụ và nội dung quản lý khác; Giai đoạn 2026-2030, tập trung giải quyết các hạn chế; triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra đến năm 2030; Giai đoạn 2031-2035, tiếp tục phát huy, đưa văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh của nền kinh tế Việt Nam; triển khai các nhiệm vụ, mục tiêu đặt ra đến năm 2035.

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa gồm 7 mục tiêu tổng quát, 9 nhóm mục tiêu cụ thể để đến năm 2030: Ít nhất, 95% di tích quốc gia đặc biệt và khoảng 70% di tích quốc gia được tu bổ, tôn tạo; phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP của cả nước; hằng năm, có ít nhất 5 sự kiện quốc tế lớn về văn hóa nghệ thuật tại nước ngoài có sự tham gia chính thức của Việt Nam.

Báo cáo thẩm tra về tờ trình, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục nhất trí với đề xuất về quy mô, phạm vi, địa điểm thực hiện chương trình mà Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch nêu; đề nghị bộ này rà soát, làm rõ đối tượng thụ hưởng của chương trình, bảo đảm cơ sở pháp lý xác định để quản lý chặt chẽ nguồn lực đầu tư; tránh trùng lặp hoặc bị bỏ sót. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chương trình mục tiêu quốc gia phải tập trung vào những vấn đề lớn, tầm cỡ, tạo đột phá. Những nhiệm vụ thường xuyên của ngành thì vẫn đầu tư theo phương pháp hiện hành.


Việt Nam có thể hạn chế tác động của thuế quan Mỹ thông qua đàm phán. Kỳ vọng này càng được củng cố khi Tổng thống Donald Trump sẵn sàng thỏa thuận thuế quan với các quốc gia.
Chỉ số mua hàng của các nhà sản xuất đã tăng trở lại sau bốn tháng duy trì đà giảm cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất Việt Nam có cải thiện.
Sau ba tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.
Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã kêu gọi chính quyền Mỹ xem xét gia hạn việc áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam, để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng với quy định mới.
Nhiều mặt hàng Việt không phải chịu mức thuế đối ứng 46% khi xuất khẩu sang Mỹ như thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...
Giá dầu trong phiên giao dịch 3/4 đã ghi nhận mức sụt giảm tính theo phần trăm lớn nhất kể từ năm 2022, sau khi các nước xuất khẩu dầu bất ngờ quyết định tăng sản lượng, chỉ một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố những biện pháp thuế quan mới.
0