Phá đường dây chuyên làm văn bằng giả quy mô lớn

Một đường dây chuyên sản xuất, kinh doanh văn bằng, giấy tờ, hồ sơ học bạ giả vừa bị Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội triệt phá, thu giữ nhiều máy móc thiết bị in ấn, hàng chục ngàn tem đổi màu, gần 600 mặt con dấu của nhiều cơ quan, tổ chức, trường học cùng nhiều văn bằng, học bạ, giấy tờ tài liệu giả.

Trước đó, trong quá trình tuần tra kiểm soát địa bàn phường Phúc Diễn, Tổ công tác Công an quận Bắc Từ Liêm phát hiện một thanh niên đang cầm 2 bộ hồ sơ có biểu hiện nghi vấn tại đầu ngõ 177 đường Cầu Diễn.

Tổ công tác tiến hành kiểm tra hành chính, nam thanh niên khai nhận đang đi giao giấy tờ giả cho khách. Từ lời khai, Cơ quan Công an đã làm rõ một đường dây chuyên sản xuất, kinh doanh giấy tờ giả. Trong đó, Phạm Viết Lương là người trực tiếp sản xuất giấy tờ giả, Lê Thị Hằng Nga là người đăng quảng cáo với nội dung nhận làm các loại bằng giả, còn Hồ Thị Quỳnh Liên (phường Trường Thi, TP. Vinh, Nghệ An) là khách đặt làm bằng giả.

Tại cơ quan công an, đối tượng Hồ Thị Quỳnh Liên khai nhận, sau khi nhận hồ sơ, đối tượng đã chụp ảnh lại và chỉnh sửa điểm, sau đó đối tượng chuyển cho đối tượng Lê Thị Hằng Nga để làm lại bằng giả giống như bản Liên đã sửa. Mọi giao dịch của các đối tượng đều được thực hiện qua Telegram.

Bằng cách này, Hồ Thị Quỳnh Liên và những người trong nhóm đã làm giả hơn 10 học bạ, làm giả chữ ký và sử dụng con dấu của một số nhà trường. Mỗi bộ, các đối tượng rao bán với giá trung bình từ 1 đến 2 triệu đồng. Hiện, đã có một số người đi du học hoặc xuất khẩu lao động thành công với hồ sơ giả này.

Các đối tượng trong đường dây làm giả văn bằng, học bạ giả.

Xuất phát từ nhu cầu của một số người dân, nhằm đạt được mục đích cá nhân hay để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật (như lừa đảo chiếm đoạt tài sản, giả mạo…), hiện nay, trên các trang mạng Internet, mạng xã hội xuất hiện ngập tràn dịch vụ nhận làm giả bằng cấp, tài liệu, giấy tờ giả các loại. Công nghệ làm giả ngày càng tinh vi, khiến việc phân biệt giấy tờ thật và giấy tờ giả trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, khuyến cáo người dân nâng cao ý thức cảnh giác, tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng để phòng chống và đẩy lùi tệ nạn sử dụng giấy tờ giả.

Theo quy định của pháp luật, người nào làm giả hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm. Đây được đánh giá là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Do vậy, người dân cần nâng cao ý thức, không sử dụng giấy tờ, con dấu giả nhằm tránh tiếp tay cho các đối tượng phạm tội, vừa tránh vi phạm pháp luật cho bản thân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thông tin Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục - những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội - bị khởi tố vì liên quan đến hành vi sản xuất hàng giả đang nhận được sự chú ý đặc biệt của dư luận.

Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Một sự cố vật nuôi "lái xe" đã xảy ra tại Trung Quốc, cảnh báo các tài xế về sự an toàn khi để chó, mèo trên ô tô.

Mạng xã hội ngày 3/4 xuất hiện clip một chiếc xe trộn bê tông ngang nhiên đi ngược chiều trên đường phố Hải Phòng, gây ra không ít lo ngại và bức xúc trong dư luận.

Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.HCM thông báo ngày 4/4 về việc tiến hành xem xét và thi hành kỷ luật đối với một tổ chức đảng cùng ba đảng viên, do các vi phạm trong công tác lãnh đạo, quản lý.

Tiktoker Hằng Du Mục, Quang Linh Vlogs bị khởi tố, bắt tạm giam vì có dấu hiệu tội phạm sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng.