Peru mất 56% diện tích sông băng
Viện Nghiên cứu Hệ sinh thái và Sông băng núi Quốc gia Peru cho biết, quốc gia này nắm giữ 68% sông băng nhiệt đới trên thế giới và nhiệt độ toàn cầu ấm lên đã dẫn đến băng tan chảy và tạo ra các vùng đầm phá mới trên núi. Báo cáo sử dụng hình ảnh vệ tinh cho đến năm 2020 cho thấy, hơn 2.000 sông băng đang bao phủ một diện tích hơn 1.000 km2 ở Peru, giảm đi hơn một nửa so với 2.400 km2 băng tuyết vào năm 1962. Gần như tất cả các sông băng nhiệt đới của Peru đều ở độ cao trên 6.000 mét so với mực nước biển, trong khi các đầm phá mới ở độ cao từ 4.000 đến 5.000 mét. Gần 20 triệu người Peru được hưởng lợi trực tiếp hoặc gián tiếp từ nguồn nước chảy xuống từ các sông băng, giờ đây đang phải đối mặt với nguy cơ lũ lụt khi băng tan chảy mạnh. Peru là một trong những nước đa dạng sinh học nhất trên thế giới, với diện tích trải dài từ khu vực rừng Amazon tới những đỉnh núi phủ đầy tuyết.


Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13/5 tuyên bố sẽ dỡ bỏ toàn bộ lệnh trừng phạt đối với Syria, đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ trong chính sách kéo dài nhiều năm của Washington đối với quốc gia Trung Đông này.
Tờ Bưu điện Washington đưa tin, Nga và Ukraine đang chuẩn bị cho cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên kể từ khi chiến tranh bắt đầu, với sự hiện diện của Mỹ.
Thỏa thuận thương mại mà Mỹ và Trung Quốc vừa đạt được đã giúp ngăn chặn cuộc xung khắc thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ứng dụng công nghệ sản xuất năng lượng sạch từ các loại chất thải nông nghiệp đang trở thành xu hướng tại nhiều quốc gia. Điều này không chỉ giải quyết các thách thức về môi trường mà còn đáp ứng được nhu cầu tạo ra các nguồn năng lượng mới an toàn và bền vững.
Nga đã bác bỏ phán quyết của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) đưa ra vào ngày 12/5, trong đó quy kết Nga phải chịu trách nhiệm về vụ bắn rơi chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines vào năm 2014.
Sau "cuộc đua không gian" và "cuộc đua AI", các nhà sản xuất Trung Quốc đang nỗ lực đi đầu trong cuộc đua sản xuất robot hình người.
0