OpenAI ra mắt trợ lý AI mới GPT-4o có thể nói chuyện

Nhà sản xuất ChatGPT OpenAI mới đây đã công bố việc phát hành một mô hình AI mới có tên GPT-4o, có khả năng trò chuyện bằng giọng nói thực tế và có thể tương tác qua văn bản và hình ảnh.

Các nhà nghiên cứu của OpenAI đã chỉ ra rằng khả năng âm thanh mới cho phép người dùng nói chuyện với ChatGPT và nhận được phản hồi theo thời gian thực mà không bị chậm trễ cũng như ngắt lời ChatGPT khi nó đang nói. Những tiến bộ này đã được giới thiệu trong một sự kiện phát trực tiếp gần đây, cho thấy sự tiến bộ đáng kể trong công nghệ chatbot giọng nói AI.

Cô Mira Murati, Giám đốc Công nghệ của OpenAI, cho biết: “GPT-4o cung cấp trí thông minh ở cấp độ GPT-4, nhưng tốc độ nhanh hơn nhiều và chất lượng văn bản, hình ảnh và âm thanh được cải thiện rõ rệt. Trong vài năm qua, chúng tôi đã rất tập trung vào việc cải thiện trí thông minh của những mô hình này và chúng đang hoạt động khá tốt. Đây là lần đầu tiên chúng tôi thực sự đạt được một bước tiến lớn về nâng cao tính ứng dụng”.

Theo cô Mira Murati, chữ o trong GPT-4o là viết tắt của omni (toàn năng). Mô hình mới cho phép ChatGPT xử lý 50 ngôn ngữ khác nhau với tốc độ và chất lượng được cải thiện. GPT-4o có tốc độ nhanh gấp đôi và chi phí chỉ bằng một nửa GPT-4.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng mô hình AI đã cập nhật để giải các phương trình toán học, phân tích dữ liệu trên biểu đồ và cung cấp các bản dịch ngôn ngữ theo thời gian thực, nhằm cạnh tranh trực tiếp với GitHub Copilot của Microsoft.

OpenAI, MicrosoftGoogle hiện đang dẫn đầu cuộc đua AI, trong khi các ngành công nghiệp khác đang nỗ lực bổ sung các chatbot AI vào các dịch vụ chính để tránh bị bỏ lại phía sau.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban Chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ tham gia ý kiến về các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án liên quan đến phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Việc hợp tác với Starlink có thể tạo ra những cơ hội mới trong lĩnh vực Internet vệ tinh, đổi mới và mở rộng hệ sinh thái viễn thông, tạo điều kiện để Việt Nam bắt kịp xu hướng công nghệ tiên tiến trên thế giới.

Tuần lễ Công nghệ Anh - Đông Nam Á 2025 khai mạc tại TP.HCM vào ngày 27/3, thu hút sự tham gia của các chuyên gia, doanh nghiệp, nhà đầu tư hàng đầu của Anh và khu vực.

Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm có kiểm soát triển khai dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp không giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc tỷ lệ đóng góp của nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có dịch vụ Internet vệ tinh Starlink.

Dịch vụ Internet vệ tinh Starlink của SpaceX đã được cấp phép thí điểm có kiểm soát tại Việt Nam với tối đa 600.000 thuê bao, đảm bảo yêu cầu về quốc phòng, an ninh.

Đài Hà Nội đã có cuộc trao đổi với GS.TS Chử Đức Trình, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội, xung quanh các vấn đề liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực ngành hàng không vũ trụ.