Opec+ cắt giảm lượng dầu và kết nạp Brazil

Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác - OPEC+, đã đồng ý cắt giảm sản lượng tự nguyện tổng cộng 2,2 triệu thùng/ngày vào đầu năm tới. Trong đó có ít nhất 1,3 triệu thùng/ngày là phần cắt giảm bổ sung tự nguyện mà Nga và Ả Rập Xê-út thực hiện.

Quyết định trên được OPEC+ đưa ra trong bối cảnh có nhiều dự báo thị trường dầu mỏ có thể đối mặt với tình trạng dư thừa và tăng trưởng kinh tế yếu hơn vào năm 2024.

Sản lượng hiện nay của OPEC+ vào khoảng 43 triệu thùng/ngày, đã bao gồm mức cắt giảm khoảng 5 triệu thùng/ngày trong nỗ lực hỗ trợ giá và bình ổn thị trường. Sau động thái của OPEC+,  giá dầu thế giới giảm hơn 2%.

Trong một diễn biến liên quan, Brazil sẽ gia nhập OPEC+, vào đầu năm 2024, nhằm giúp tăng cường ảnh hưởng và vị thế của khối này trên thị trường dầu mỏ thế giới.

Brazil hiện là quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất ở Nam Mỹ và nằm trong số 10 nước sản xuất dầu thô  hàng đầu thế giới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chính phủ Việt Nam đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng từ 1-3 tháng để đàm phán với tinh thần đảm bảo công bằng, cả hai bên cùng có lợi, theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.

Ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng mạnh ở mức 7,7% trong quý I/2025 (tăng từ mức 7,6% trong quý IV/2024).

Chính phủ Trung Quốc ngày 4/4 tuyên bố sẽ áp thuế đối ứng 34% với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc từ ngày 10/4.

Bên cạnh áp lực từ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), ngành đồ uống còn lo ngại tác động kép từ thuế quan đối ứng mà Hoa Kỳ vừa công bố hôm 2/4.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi đề xuất tới Chính phủ và các bộ, ngành về việc giảm thuế nhập khẩu thủy sản Mỹ xuống 0% thay vì 3-10% như hiện nay.

Hải quan Mỹ bắt đầu thu thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia. Mức thuế cao hơn đối với hàng hóa từ 57 đối tác thương mại lớn của Mỹ dự kiến có hiệu lực vào tuần tới.