Ông Biden tham vọng giảm 60% khí thải nhà kính năm 2035

Tổng thống Joe Biden vừa đặt ra mục tiêu đầy tham vọng: giảm khí thải nhà kính của Mỹ hơn 60% vào năm 2035, trong nỗ lực bảo vệ di sản chống biến đổi khí hậu của mình.

Đây là bước tiến lớn so với kế hoạch trước đó của ông nhằm giảm ít nhất một nửa lượng khí thải carbon vào năm 2030, đồng thời tiếp tục duy trì mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Mỹ đã chính thức gửi mục tiêu này đến Liên hợp quốc theo cam kết trong Hiệp định Paris về khí hậu. Chính quyền Biden sẽ triển khai các biện pháp như: phát triển 30 gigawatt điện gió ngoài khơi và bảo vệ ít nhất 30% diện tích đất đai và vùng biển của Mỹ vào năm 2030. Ngoài ra, các tiêu chuẩn mới sẽ được áp dụng để giảm ô nhiễm từ ô tô, xe tải và nhà máy điện. Những bước đi này là một phần trong nỗ lực lớn của ông Biden nhằm đưa nước Mỹ trở thành hình mẫu về năng lượng sạch và khí hậu bền vững.

Tuy nhiên, ông Trump đã tuyên bố sẽ xóa bỏ nhiều phần trong chương trình khí hậu của ông Biden khi nhậm chức và ủng hộ việc sản xuất năng lượng hóa thạch như dầu, khí đốt và than đá. Tổng thống đắc cử cũng dự định rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris như đã thực hiện trong nhiệm kỳ đầu và hủy bỏ các ưu đãi cho xe điện cũng như năng lượng gió ngoài khơi. Trong khi đó, các cố vấn của ông Biden cho rằng những nỗ lực giảm khí thải và phát triển năng lượng sạch không chỉ phụ thuộc vào Tổng thống, mà còn vào sự lãnh đạo của các bang và thành phố trên khắp nước Mỹ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mỹ và Trung Quốc đã thông báo về việc đạt thỏa thuận tạm đình chỉ các mức thuế đối ứng trong vòng 90 ngày kể từ ngày 14/5, để tiến hành đàm phán. Thỏa thuận tạm thời giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đã thổi bừng sinh khí cho thị trường toàn cầu.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 12/5 thông báo rằng, ông vẫn chưa nhận được hồi đáp từ phía Nga đối với đề nghị đàm phán trực tiếp vào ngày 15/5 tới ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Cuộc không chiến giữa Ấn Độ và Pakistan xảy ra ngày 7/5, khi Ấn Độ phát động chiến dịch Sindoor, được mô tả là một trong những trận không chiến lớn nhất kể từ khi Thế chiến II kết thúc. Sự kiện này cũng cho thấy các cuộc không chiến hiện đại giờ đây chủ yếu diễn ra ngoài tầm nhìn và radar được sử dụng để dẫn đường cho tên lửa, thay thế hoạt động quan sát bằng mắt thường của phi công.

Sân bay Srinagar - điểm giao thông quan trọng tại khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát đã mở cửa trở lại và đón các chuyến bay sau nhiều ngày bị gián đoạn vì giao tranh căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan.

Tình hình an ninh tại Thủ đô Tripoli của Libya xuất hiện những diễn biến căng thẳng sau khi một thủ lĩnh vũ trang có ảnh hưởng bị cho là đã thiệt mạng.

Núi lửa Kanlaon tại miền Trung Philippines đã bất ngờ phun trào vào rạng sáng nay, theo giờ địa phương, gây ra cột tro xám khổng lồ cao khoảng 3 km.