Nữ vận động viên phá kỷ lục leo dây trên Tháp Eiffel
Thành công của nữ vận động viên Anouk Garnier vẫn chưa được Kỷ lục Guinness Thế giới xác nhận, tuy nhiên, cô cho biết, điều này không làm mất đi ý nghĩa của việc ăn mừng thành tích.
"Thật là phấn khích. Tôi thậm chí không thể tin được rằng điều này thực sự xảy ra. Tôi từng hình dung rất nhiều về khoảnh khắc này, tôi đã làm việc rất chăm chỉ trong suốt một năm qua. Tháp Eiffel là biểu tượng của nước Pháp, hơn nữa chúng ta đang chuẩn bị cho Thế vận hội (Olympic) với Paris 2024. Tôi cũng thần tượng kiến trúc sư Gustave Eiffel khi ước mơ về những điều lớn lao, những điều dường như không thể và biến chúng thành có thể. Đối với tôi, việc truyền cảm hứng để mọi người tin vào ước mơ của mình là điều rất quan trọng” - nữ vận động viên Anouk Garnier cho hay.

Vận động viên Anouk Garnier đã phải nỗ lực rất nhiều để chuẩn bị cho màn leo dây mạo hiểm này và cô chỉ mất 18 phút để chinh phục thử thách mà ít ai dám thực hiện. Nhiều người thân, bạn bè của cô Garnier đã đến cổ vũ khi cô thực hiện màn thử thách.
Kỷ lục thế giới về leo dây treo tự do trước đây thuộc về Thomas van Tonder - một người Nam Phi, với thành tích leo được ở độ cao 110 mét. Trong khi đó, người giữ kỷ lục của nữ ở bộ môn này là vận động viên người Đan Mạch Ida Mathilde Steensgaard, với màn leo dây 28 mét vào năm 2022.
Đây không phải là lần đầu tiên Tháp Eiffel chứng kiến nỗ lực lập kỷ lục thế giới. Năm 1951, các nghệ sĩ nhào lộn người Mỹ đã biểu diễn màn đu dây ở độ cao 120 mét trên không, giữa tầng hai và tầng ba của tòa tháp cao 330 mét mà không có lưới bảo vệ.


Nhà văn Ấn Độ Banu Mushtaq đã giành giải Man Booker Quốc tế 2025 với một tuyển tập gồm 12 truyện ngắn có tựa đề "Đèn Lòng".
Bảo tàng tượng sáp Madame Tussauds ở trung tâm thành phố London, Anh, đã ra mắt tượng sáp mới của Công nương xứ Wales Kate Middleton.
Các nước G7 đang bắt đầu thảo luận về việc đánh thuế lên những mặt hàng giá trị thấp của Trung Quốc.
Yoshinoya - chuỗi thức ăn nhanh hơn 120 năm tuổi của Nhật Bản đang muốn đưa mì ramen thành trụ cột kinh doanh thứ ba của hãng.
Việc xóa bỏ các biện pháp trừng phạt với Syria có thể xem như một "củ cà rốt" nhằm thúc đẩy chính quyền chuyển tiếp hoặc ít nhất là kéo Syria ra khỏi quỹ đạo quá gần với các đối thủ địa chính trị của phương Tây.
Chính sách siết chặt của Mỹ có thể lại trở thành “chất xúc tác” đẩy nhanh quá trình tự cường công nghệ của Trung Quốc - điều mà Washington có lẽ không hề mong muốn.
0