Nông nghiệp Nam Định gặp khó sau bão
Đã 3 ngày nay, đê bối bị tràn, làm ngập toàn bộ diện tích 230 ha chuyên trồng hoa của xã Tân Mỹ, thành phố Nam Định. Bà Trần Thị Hồng (thôn Hồng Hà 2, xã Tân Mỹ, TP. Nam Định, tỉnh Nam Định) nhìn phần ruộng của gia đình bị chìm sâu trong nước mà không khỏi xót xa. Lứa hoa này, bà đã đầu tư hơn trăm triệu tiền giống. Giờ đây, dù nước đã rút được tầm năm, sáu mươi phân nhưng hoa đã thối ủng và không thể cứu vãn.
Bà Trần Thị Hồng ngậm ngùi chia sẻ: "Nói chung là chúng tôi khó mà khôi phục được, bởi vì chỉ trông chờ vào diện tích hoa cúc này nhưng bây giờ mất hết rồi. Nếu nước rút, thì cũng phải mất ít nhất 2 tháng mới cày cuốc lên được và khắc phục lại, nhưng cũng khó khăn về cây giống".

Với giá trị canh tác đạt từ 700 đến 800 triệu đồng/ha/năm, ngập úng do bão số 3 để lại, đã khiến vùng chuyên canh hoa xã Tân Mỹ mất hàng chục tỷ đồng. Do đó, nhu cầu tái thiết sau bão càng trở nên cấp thiết.
Ông Nguyễn Hữu Lệ, Chủ tịch UBND xã Mỹ Tân, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định cho hay: "Hy vọng rằng nước sẽ cạn sớm để người dân sớm khắc phục sản xuất, tạo ra lứa hoa Tết phục vụ cho thị trường. Vì thời gian chỉ còn khoảng hơn 3 tháng là tới Tết, nên bà con sẽ cố gắng đẩy nhanh và sẽ kết hợp áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để rút ngắn thời gian hơn nhưng vẫn có hoa để đảm bảo phục vụ Tết cho người dân".

Hiện nay, Nam Định đang dồn lực cho công tác bơm tiêu chống úng, để nhanh chóng khôi phục sản xuất. Ngoài phần diện tích bị ngập úng, vựa lúa chính của Nam Định tại các huyện: Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Xuân Trường vẫn phát triển ổn định. Cho nên dù chịu thiệt hại nặng nhưng an ninh lương thực vẫn sẽ được đảm bảo.
Hàng trăm tỷ đồng đã bị bão cuốn trôi nhưng với quyết tâm: nước rút đến đâu, phục hồi sản xuất đến đấy, sẽ giúp ngành nông nghiệp Nam Định sớm ổn định trở lại. Hiện bà con Mỹ Tân đang nỗ lực tiêu úng mong sẽ kịp xuống giống vụ hoa Tết. Còn sản lượng lúa gạo đặc sản của Nam Định vẫn đủ tiêu dùng nội tỉnh và xuất ra các tỉnh, thành bạn.


Để giải quyết nhu cầu làm thủ tục hành chính của người dân được thuận tiện, Chi nhánh số một - Trung tâm phục vụ hành chính công Hà Nội dừng tiếp nhận lấy số thứ tự trực tiếp. Thay vào đó, người dân lấy số trực tuyến qua ứng dụng iHanoi. Việc làm này nhằm giải quyết vấn đề quá tải, khi người dân xếp hàng chờ đợi làm thủ tục đất tăng lên đột biến, diễn ra trong nhiều ngày qua.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đề xuất xây dựng khu công nghiệp kiểu mẫu Việt - Hàn, mở ra kỳ vọng hợp tác bền vững giữa hai quốc gia trong lĩnh vực công nghệ cao.
Sử dụng vốn vay ODA hiệu quả, phù hợp với bối cảnh của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng sẽ phục vụ cho dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 2) và dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá.
Liên quan đến thông tin phản ánh có dấu hiệu sai phạm của cán bộ Công an phường Dương Nội (quận Hà Đông), Giám đốc Công an Hà Nội yêu cầu các đơn vị kiểm tra, làm rõ.
Nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh vai trò của người dân, đặc biệt là nông dân và doanh nghiệp trong đổi mới sáng tạo.
Bắt đầu từ ngày 13/5, UBND các quận, huyện tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Trong đó, quận Hai Bà Trưng là một trong những địa bàn sớm triển khai công việc này.
0