Nỗi lo về tăng trưởng tiền lương tại Nhật Bản
Đồng yên yếu có nguy cơ làm giảm lợi ích của việc tăng lương được mong đợi từ lâu mà các nhà hoạch định chính sách hy vọng sẽ thúc đẩy một chu kỳ kinh tế lành mạnh.
Bất chấp đà tăng, yếu tố thúc đẩy việc bán tháo đồng yên - chênh lệch lãi suất giữa Nhật Bản và Mỹ - vẫn không thay đổi. Theo thống kê của Liên đoàn lao động Rengo, các cuộc đàm phán về lương mùa xuân năm nay đã tạo ra mức tăng trung bình 5,1%, lần đầu tiên đạt mức 5% sau 33 năm.
Tuy nhiên, tăng trưởng tiền lương không theo kịp lạm phát. Theo cuộc khảo sát của Ngân hàng trung ương Nhật Bản BOJ, có tới 95% người dân Nhật Bản cảm thấy giá cả đã tăng trong năm qua, vượt mức 90% trong quý thứ 8 liên tiếp.

Nỗi lo về tăng trưởng tiền lương tại Nhật Bản.
Cuộc khảo sát cho thấy tỷ lệ trong tháng 6 đã tăng từ mức 94,4% ba tháng trước đó, hầu hết người tiêu dùng tiếp tục cảm nhận tác động của việc tăng giá liên tục đối với các nhu yếu phẩm hàng ngày trong bối cảnh đồng yên suy yếu.
Mức tăng giá trung bình hàng năm mà người trả lời khảo sát nhận thấy là 15,7%, tăng từ mức 14,2% trong cuộc khảo sát tháng 3. Cuộc khảo sát cũng cho thấy 87,5% số người được hỏi tin rằng giá sẽ còn cao hơn trong một năm nữa, đánh dấu mức cao nhất kể từ tháng 6/2008.


Bộ Thương mại Mỹ (DOC) hôm 4/4 đã công bố quyết định sơ bộ trong cuộc điều tra chống bán phá giá đối với thép mạ nhập khẩu từ nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam.
Giá vàng đã giảm hơn 3% trong phiên giao dịch ngày 4/4 khi nhà đầu tư ồ ạt bán tháo nhằm bù đắp khoản thua lỗ do thị trường chứng khoán toàn cầu lao dốc sau tuyên bố về thuế quan của Tổng thống Mỹ.
Chính phủ Việt Nam đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng từ 1-3 tháng để đàm phán với tinh thần đảm bảo công bằng, cả hai bên cùng có lợi, theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.
Ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng mạnh ở mức 7,7% trong quý I/2025 (tăng từ mức 7,6% trong quý IV/2024).
Chính phủ Trung Quốc ngày 4/4 tuyên bố sẽ áp thuế đối ứng 34% với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc từ ngày 10/4.
Bên cạnh áp lực từ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), ngành đồ uống còn lo ngại tác động kép từ thuế quan đối ứng mà Hoa Kỳ vừa công bố hôm 2/4.
0