Nỗ lực hồi hương cổ vật, bảo vật quốc gia

Bằng nỗ lực của các tổ chức, cá nhân, gần đây, nhiều cổ vật, bảo vật quý lưu lạc tại nước ngoài đã hồi hương. Tuy hiện nay các thủ tục hồi hương cổ vật đang gặp rào cản về hành lang pháp lý, cũng như tài chính, nhưng những lần hồi hương gần đây cho thấy, Việt Nam và quốc tế rất trân quý các giá trị di sản Việt Nam, cùng nỗ lực chung tay để bảo vật được hồi hương.

Sau ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”, tượng đồng “Nữ thần Durga” được hồi hương, ngày 12/11, bức tranh “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)” của vua Hàm Nghi đã được trao tặng cho Việt Nam và được lưu giữ, bảo quản tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, phục vụ nghiên cứu, trưng bày và phát huy giá trị. Đây là kết quả của cả một hành trình dài.

TS Nguyễn Anh Minh, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cho biết: “Bức tranh 'Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)' của vua Hàm Nghi là một món quà vô cùng đặc biệt và có ý nghĩa do hậu duệ đời thứ 5, Tiến sĩ Amandine và gia đình tặng Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Thông qua sự kiện này, chúng tôi cũng mong muốn gia đình các hoạ sĩ ở nước ngoài, các nhà nghiên cứu, nhà sưu tập và các doanh nghiệp tiếp tục ủng hộ cho chương trình hồi hương các tác phẩm nghệ thuật".

Vua Hàm Nghi là hoàng đế thứ tám của vương triều Nguyễn. Sau khi kinh thành Huế thất thủ, vua Hàm Nghi rời khỏi kinh thành và ban Chiếu Cần Vương, kêu gọi hào kiệt, sĩ phu và nhân dân yêu nước đứng lên giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Năm 1888, vua bị thực dân Pháp bắt và đưa đi lưu đày ở Algiers (Thủ đô Algeria). Trong thời gian ở đây, nhà vua theo học hội họa và điêu khắc, theo đuổi trường phái ấn tượng và hậu ấn tượng. Ông đã để lại một gia tài đồ sộ về nghệ thuật. Bức tranh sơn dầu “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)” do Vua Hàm Nghi sáng tác năm 1908 là một tác phẩm mang nhiều thông điệp về viễn cảnh tự do, như mơ về một ngày hội tụ của đất nước.

Nhà nghiên cứu, phê bình mỹ thuật Nguyễn Hải Yến chia sẻ: “Ông vẽ theo khuynh hướng ấn tượng của Pháp và sau này ông còn ảnh hưởng cả điêu khắc. Chúng ta thấy là ông theo trường phái phương Tây nhiều hơn. Ông cũng là người mở đường cho sự tiếp xúc với phương Tây khi chúng ta chưa có Trường Mỹ thuật Đông Dương. Nỗi nhớ quê hương của con người tha hương như ông đầy ắp trong tác phẩm đó".

Bức tranh của vua Hàm Nghi hồi hương không chỉ bổ sung, làm giàu thêm cho bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, mà còn là nguồn tư liệu quý giá cho lịch sử mỹ thuật cận - hiện đại Việt Nam. Sự kiện tạo niềm tin cho nhiều thế hệ nghệ sĩ Việt Nam, không riêng mỹ thuật, rằng: “những câu chuyện lịch sử vẫn vang vọng mãi với thời gian”.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chùa Vạn Niên, ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi nằm yên bình bên bờ hồ Tây đang là một điểm đến hấp dẫn tại Hà Nội.

Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.

Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), tối 18/11, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.

Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, mang đến trải nghiệm gần gũi và hấp dẫn hơn.

Xuất phát từ tình yêu đối với văn chương, một dự án cộng đồng mang tên “Rubik văn chương” đã ra đời và trở thành nơi trao đổi các kiến thức văn học bổ ích của những bạn trẻ.

Từ nay đến hết ngày 30/11, công chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài nước khi đến với không gian Aqua Art, 44 phố Yên Phụ, sẽ được thưởng lãm nhiều tác phẩm tranh vẽ về Hà Nội cùng các workshop về hội họa độc đáo.