Nỗ lực đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5%
Từ đầu năm đến nay, tình hình thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, bất ổn khó lường, đặc biệt là xung đột quân sự, bất ổn chính trị leo thang tại một số quốc gia, khu vực. Đồng tiền của nhiều nước mất giá mạnh so với USD.
Tuy nhiên, trong bối cảnh ấy, các hoạt động kinh tế - xã hội nước ta vẫn ghi nhận phục hồi tích cực. Với tốc độ tăng trưởng quý II và 6 tháng đầu năm, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đưa ra hai kịch bản tăng trưởng cả năm 2024.
Trong đó, kịch bản 1 là tăng trưởng GDP dự báo đạt 6,55%, với giả thiết các yếu tố kinh tế thế giới tiếp tục duy trì phù hợp, Việt Nam duy trì nỗ lực chính sách tương tự như đề ra trong nửa đầu năm. Kịch bản 2 là tăng trưởng GDP dự báo ở mức 6,95% với giả thiết bối cảnh kinh tế thế giới có một số chuyển biến tích cực hơn.

Trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam đã đạt được những kết quả kinh tế - xã hội quan trọng với tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP đạt 6,42% và quý II đạt mức 6,93%.
Theo các chuyên gia, trong ba động lực tăng trưởng kinh tế (tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu) thì tốt nhất vẫn là xuất khẩu, tăng trên 15 - 16%. Đằng sau đó là sự phục hồi của nhiều ngành công nghiệp chế biến chế tạo gắn với xuất khẩu như da giày, dệt may và điện tử. Trong đầu tư, thu hút đầu tư nước ngoài không chỉ cam kết mà cả giải ngân cũng có kết quả tích cực.

Cùng với sự vào cuộc tích cưc của Chính phủ, các bộ, ngành và doanh nghiệp thì đầu tư công giữ đà khởi sắc. Đặc biệt, việc tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2% trong những tháng cuối năm sẽ tạo ra cơ hội để giảm mặt bằng giá cả và giảm áp lực lạm phát cho nền kinh tế.,

Dù có nhiều cơ sở để đạt mức tăng trưởng cận trên khoảng 6,5%, song các chuyên gia cho rằng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, cần tiếp tục thực hiện những giải pháp quyết liệt nhằm duy trì ổn định tình hình kinh tế - chính trị - xã hội; đảm bảo các cân đối vĩ mô; kiểm soát tốt lạm phát; phát huy hiệu quả, linh hoạt các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ; thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp đã được đề ra trong các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế 6 tháng cuối năm.


Theo Chủ tịch EuroCham, ông Bruno Jaspaert, hầu hết các doanh nghiệp châu Âu không thể lường trước những biện pháp thuế quan quyết liệt như hiện nay, nhưng họ vẫn đặt niềm tin vào khả năng ngoại giao khéo léo của Việt Nam trong việc điều hướng căng thẳng thương mại toàn cầu.
Việt Nam có thể hạn chế tác động của thuế quan Mỹ thông qua đàm phán. Kỳ vọng này càng được củng cố khi Tổng thống Donald Trump sẵn sàng thỏa thuận thuế quan với các quốc gia.
Chỉ số mua hàng của các nhà sản xuất đã tăng trở lại sau bốn tháng duy trì đà giảm cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất Việt Nam có cải thiện.
Sau ba tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.
Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã kêu gọi chính quyền Mỹ xem xét gia hạn việc áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam, để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng với quy định mới.
Nhiều mặt hàng Việt không phải chịu mức thuế đối ứng 46% khi xuất khẩu sang Mỹ như thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...
0