Những trang sử bằng hình sắc

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức triển lãm nghệ thuật với chủ đề “Những trang sử bằng hình sắc” tại Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm - Số 2 Lê Thái Tổ.

Triển lãm giới thiệu tác phẩm của 5 tác giả: Văn Giáo, Quang Phòng, Nguyễn Cương, Đức Dụ, Tạ Quang Bạo. Họ vừa là họa sỹ, nhà điêu khắc, vừa là chiến sỹ Quân đội Nhân dân Việt Nam giai đoạn 1930 - 1980.

Hơn 40 tác phẩm hội họa và điêu khắc được trưng bày, gồm 30 bức trực họa được sáng tác trực tiếp trong chiến trường, tranh về Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1930 - 1975 và 15 tác phẩm ghi lại hình ảnh quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến và trong lao động, sản xuất thời kỳ sau đổi mới.

Các tác phẩm góp phần tôn vinh và tri ân các anh hùng liệt sỹ, các thế hệ cán bộ, chiến sỹ đã cống hiến, hy sinh trong quá trình dựng nước và giữ nước; tuyên truyền, giáo dục cho các thế hệ hôm nay và mai sau nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc, phát huy truyền thống yêu nước.

Triển lãm đồng thời góp phần nâng cao khả năng đối thoại rộng rãi và giúp công chúng yêu mến mỹ thuật hiểu rõ hơn về nghệ thuật tạo hình.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Một Hà Nội hiện lên bình dị mà sâu sắc, sống động mà lặng lẽ, tại triển lãm ảnh “Hà Nội ơi”, được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách cùng tên.

Đình Kim Ngân, phố Hàng Bạc đang trở thành không gian nghệ thuật đặc biệt với triển lãm “Lấp lánh phố nghề”, tái hiện vẻ đẹp của nghề kim hoàn truyền thống. Đây là dịp để công chúng khám phá lịch sử hình thành và phát triển của khu phố cổ Hà Nội.

Trong 3 ngày 14-16/5, người dân, phật tử có thể đến chiêm bái xá lợi Đức Phật - quốc bảo Ấn Độ tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong khung giờ từ 6h đến 23h.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng Năm dâng Người” được tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) sẽ diễn ra vào tối 14/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Nghề gia truyền hiện nay vẫn tồn tại và phát triển tại một số gia đình ở khu phố cổ Hà Nội. Họ không chỉ giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, mà còn giữ lại nét văn hóa của người Hà Nội.

"Dù đi ngàn dặm xa xôi, ai rồi cũng phải trở về với chính mình. Không có con đường nào đưa đến an lạc ngoài con đường quay về nội tâm" - những lời Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú như ánh sáng lan tỏa và càng trở nên sâu sắc hơn trong cuốn sách "Đường Về", do thiền sư Ajahn Chah biên soạn qua ngòi bút của dịch giả Thiên Lương.