Những người mở đường cho chiến thắng
Họ là những chàng trai, cô gái tuổi mười tám, đôi mươi, nay đã ở tuổi xưa nay hiếm. Thế nhưng, ký ức về những tháng ngày gian khổ mà hào hùng ấy vẫn luôn sống động, không bao giờ phai mờ trong tâm trí họ.
Hơn 70 năm đã trôi qua, nhưng với ông Chu Quang Đắc (xã Vật Lại, huyện Ba Vì), cựu dân công hỏa tuyến năm xưa - ký ức về những ngày “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” vẫn mới như ngày hôm qua.
Tháng 3/1954, từ xã Vật Lại, ông Đắc cùng hàng trăm dân công hỏa tuyến hành quân lên Tây Bắc. Suốt hơn hai tháng ròng, ông cùng đồng đội gùi lương thực, vũ khí, đạn dược tiếp tế cho chiến trường - từ Mường Chà đến bản Nà Khuyết, huyện Nậm Pồ. Những chặng đường rừng dốc cao, suối sâu, những đêm ngủ rừng đói rét, vẫn không làm ông chùn bước.
Ông Chu Quang Đắc chia sẻ: "Nhiệm vụ chính là tải đạn. Bản thân mình phục vụ chiến dịch Điện Biên, sau đó được tặng Huân chương Kháng chiến nên mình rất tự hào".
"Khoét núi, ngủ hầm, mở đường, thắng giặc...” - câu nói ấy không chỉ là khẩu hiệu của một thời mà còn là ký ức sống động trong tâm trí ông Đặng Tiến Đậu (xã Vật Lại, huyện Ba Vì) - người dân công hỏa tuyến năm xưa.
Không súng, không áo giáp, hành trang của ông chỉ là lòng yêu nước, là niềm tin sắt son với Đảng, với cách mạng. Ông cùng hàng vạn dân công vượt rừng, băng suối, mở đường vận chuyển từng bao gạo, từng thùng đạn ra tiền tuyến. Dẫu gian nan, đói rét, hiểm nguy luôn rình rập, nhưng chưa một lần ông chùn bước. Bởi ông hiểu: ở nơi tiền tuyến, từng hạt gạo, từng viên đạn là sự sống, là chiến thắng.
71 năm đã trôi qua kể từ ngày chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”... nhưng trong ký ức của những người dân công hỏa tuyến năm xưa ký ức ấy vẫn còn vẹn nguyên. Họ không trực tiếp cầm súng nơi chiến hào, nhưng mỗi chuyến gùi hàng, mỗi đêm băng rừng, vượt suối, mỗi bước chân lầm lũi trên con đường tiếp tế… đều là những hy sinh âm thầm, góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Nơi lưu giữ ký ức - Chiến dịch Điện Biên Phủ
Là một trong những địa chỉ đỏ lưu giữ những trang sử hào hùng của dân tộc, Bảo tàng Lịch sử Quân sự không chỉ là điểm đến quen thuộc của du khách trong và ngoài nước, mà còn là không gian thiêng liêng gợi nhớ về những chiến công vang dội của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong số những chiến công hiển hách được khắc họa tại đây, chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 luôn giữ một vị trí đặc biệt - không chỉ bởi tầm vóc lịch sử, mà còn bởi sức lan tỏa mạnh mẽ trong lòng dân tộc Việt Nam và bạn bè quốc tế.
Tại khu trưng bày chuyên đề về chiến dịch Điện Biên Phủ - nơi tái hiện sinh động những ngày tháng không thể nào quên của mùa Xuân năm 1954, hơn 300 hiện vật, tài liệu và hình ảnh được giới thiệu tại đây, từ khẩu pháo cao xạ, xe đạp thồ, đến những tấm bản đồ tác chiến.
Những hiện vật ấy kể lại câu chuyện về những chiến sĩ đã dùng sức người kéo pháo vượt núi, vượt rừng, đào hào trong suốt 56 ngày đêm khốc liệt, để rồi làm nên một chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Cựu chiến binh Tạ Đức Chức (huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) chia sẻ: "Dân tộc Việt Nam tuy rất là nhỏ bé nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, quân đội ta đã làm nên chiến công lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Không chỉ là nơi lưu giữ những chiến tích hào hùng của dân tộc, Bảo tàng còn là không gian giáo dục lịch sử sinh động dành cho thế hệ trẻ. Qua mỗi buổi tham quan, mỗi tiết học ngoại khóa tại đây, các em học sinh - sinh viên không chỉ được nhìn tận mắt những hiện vật quý giá, lắng nghe câu chuyện từ quá khứ, mà còn thấm thía hơn giá trị của hòa bình, lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và ý chí kiên cường mà cha ông ta đã hun đúc qua bao thế hệ.
Hơn 70 năm đã qua, nhưng hào khí Điện Biên vẫn được gìn giữ và lan tỏa tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - nơi lưu giữ hàng trăm hiện vật, tư liệu quý giá, gợi nhớ một thời máu lửa và kiên cường. Mỗi kỷ vật, mỗi bức ảnh không chỉ kể lại một phần ký ức lịch sử, mà còn là lời tri ân thầm lặng từ thế hệ hôm nay dành cho những người đã làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.


Công an tỉnh Lạng Sơn vừa bắt giữ đối tượng Lê Việt Hùng sinh năm 1987 trú tại phường Hoàng Văn Thụ thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội sẽ được khai trương và đi vào hoạt động vào ngày 9/5/2025. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược đổi mới công tác truyền thông chính sách, nâng cao hiệu quả phối hợp thông tin giữa chính quyền thành phố với báo chí và công chúng.
Đại diện Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an cho biết, thực hiện kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, Bộ Công an đã tích hợp tính năng lấy ý kiến góp ý thông qua ứng dụng VNeID.
Phòng Cảnh sát hình sự (Công an TP Hà Nội) đã phối hợp truy bắt thành công đối tượng trộm cắp xe máy hàng loạt trên địa bàn thành phố Hà Nội và đang tiếp tục hoàn tất hồ sơ, khởi tố vụ án.
Tài xế Nguyễn Văn Tư bị khởi tố bị can, tạm giam sau vụ lật xe khách 29 chỗ trên đèo Tam Đảo khiến bốn người chết và nhiều người bị thương.
Trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao kiến nghị nếu người bị kết án tử hình có đơn xin ân giảm, thời hạn để xem xét tối đa là một năm.
0