Những lớp học giữa muôn trùng khơi

Tại huyện đảo Trường Sa, dù khó khăn còn nhiều nhưng công tác giáo dục luôn được quan tâm để “ươm mầm” cho thế hệ tương lai của đất nước.

Giữa muôn trùng khơi, những thầy giáo nhiệt huyết vẫn thường ngày gieo con chữ cho các em học sinh. Các tiết mục văn nghệ của các em học sinh Trường Tiểu học Sinh Tồn cũng được hướng dẫn bởi thầy giáo Phan Văn Tuấn, giáo viên mầm non kiêm tiểu học. Do đặc thù về địa lý, thầy giáo phải kiêm luôn việc giảng dạy từ bậc học mầm non đến tiểu học.

Thầy Phan Văn Tuấn chia sẻ: "Chúng tôi là giáo viên tiểu học nhưng cũng dạy luôn lớp mầm non. Có rất nhiều bỡ ngỡ, băn khoăn, nhưng sau mỗi tiết dạy, tôi đều cảm thấy rất vui vì đã mang đến cho các con những kiến thức và cảm nhận về cuộc sống".

Còn tại đảo Song Tử Tây, với 8 học sinh hiện có, nhà trường đang tổ chức hai lớp học ghép. Việc học ghép đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp giảng dạy linh hoạt, tránh gây mất tập trung cho các em. "Trong quá trình dạy, các em sẽ học xen kẽ với nhau để tránh mất tập trung", thầy Lê Thanh Chiến, giáo viên Trường Tiểu học Song Tử Tây, huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa cho biết.

Giữa muôn trùng khơi, những lớp học đặc biệt không đơn giản chỉ là nơi truyền dạy kiến thức. Các em còn được bồi đắp và hun đúc lòng yêu nước, tinh thần bám đảo, giữ biển. Ngoài những kiến thức trong sách vở, các thầy còn dạy thêm cho học sinh các kỹ năng ngoài. Nhờ đó, các em có thêm những kỹ năng hữu ích trong cuộc sống nơi biển đảo.

Trên các xã đảo ở Trường Sa, hàng ngày, tiếng trẻ học bài vẫn râm ran, hòa cùng tiếng sóng vỗ. Nơi hải đảo tiền tiêu của Tổ quốc, thế hệ tương lai của đất nước vẫn đang hàng ngày được "ươm mầm" lớn lên, trở thành những trụ cột vững chãi, tiếp tục xây dựng và bảo vệ quê hương.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Điểm đặc biệt của khối trường quân đội năm nay là ngoài chỉ tiêu hệ quân sự, các trường sẽ tuyển sinh hệ dân sự trở lại sau 6 năm dừng, bắt đầu từ năm 2019.

Việt Nam đang từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong hệ thống giáo dục, đòi hỏi thay đổi từ chất lượng giáo viên đến phương pháp giảng dạy và sự thích nghi của học sinh.

Các chế độ chính sách, phương án ưu tiên theo đối tượng, khu vực cho thí sinh sẽ vẫn được giữ nguyên trong mùa tuyển sinh năm 2025 nhằm đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.

24 học sinh Hà Nội sẽ tham dự kỳ thi chọn vào đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2025.

Nếu Bộ GD&ĐT điều chỉnh lịch thi tốt nghiệp THPT 2025 sớm hơn so với dự kiến, sẽ là căn cứ để Sở GD&ĐT Hà Nội trình UBND thành phố về việc thay đổi thời gian tổ chức Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm 2025.

Các chế độ chính sách, phương án ưu tiên theo đối tượng, khu vực cho thí sinh vẫn sẽ được giữ nguyên trong mùa tuyển sinh năm 2025, trong bối cảnh sáp nhập tỉnh, thành.