Những kỷ lục triệu hồi của ngành sản xuất ô tô
Triệu hồi dây an toàn Takata
Năm 1995, các mẫu dây an toàn Takata 52X và A7X được lắp trên các mẫu xe của 11 hãng sản xuất vô tình bị bung ra và không chốt được. Bộ Giao thông vận tải Mỹ đã ban hành lệnh triệu hồi đối với tập đoàn Takata sau khi xác định chốt dây an toàn của họ không hoạt động trong các vụ tai nạn, khiến người dùng gặp nguy hiểm.
Triệu hồi công tắc đánh lửa của Ford
Việc triệu hồi bắt đầu vào năm 1996 do công tắc đánh lửa của một số mẫu xe Ford bị lỗi, có thể tự bốc cháy ngay cả khi không sử dụng, dẫn đến hơn 2.000 vụ cháy xe được xác nhận và 28 người bị thương.
Tổng cộng 22,7 triệu xe được sản xuất từ năm 1984-1993 bị gọi sửa chữa. Phần lớn các mẫu xe bị ảnh hưởng là xe bán tải F-Series. Điều này đã giáng một đòn nặng nề vào công ty sản xuất ô tô lớn nhất nước Mỹ.

Triệu hồi lỗi Cruise Contro của Ford
3 năm sau, Ford lại phải tiến hành các đợt triều hồi kéo dài đến năm 2009. Nguyên nhân liên quan tới công tắc điều khiển hành trình (Cruise Contro) quá nóng, thậm chí gây cháy nổ trong một số trường hợp.
Trong 10 năm tiếp theo, Ford đã triệu hồi tổng cộng 14,9 triệu xe được trang bị công tắc điều khiển hành trình do Texas Instruments sản xuất. Một số mẫu xe Ford bị ảnh hưởng bao gồm xe bán tải Ford F-Series, Ford Expeditions và Lincoln Navigators. Tất cả các mẫu xe bị ảnh hưởng đều được sản xuất từ năm 1992 đến 2004 và phải thay thế công tắc điều khiển hành trình theo yêu cầu của cơ quan an toàn giao thông Mỹ (NHTSA).
Triệu hồi công tắc cửa kính xe Toyota
7.5 triệu xe Toyota đã bị gọi hồi xưởng vào năm 2012 với nguyên nhân bảng công tắc điều khiển cửa kính có thể bị đoản mạch và gây cháy. Hơn 160 vụ cháy đã xảy ra do công tắc bị lỗi, 8 người bị thương liên quan đến lỗi này.
Các dòng xe bị ảnh hưởng bao gồm Yaris 2007-2008, RAV4 2007-2009 và Tundra 2007-2009. Một sửa chữa đơn giản là thay thế bảng điều khiển đã được thực hiện.

Triệu hồi công tắc đánh lửa của General Motors
30 triệu xe của General Motors bị lỗi công tắc đánh lửa khiến hệ thống túi khí và phanh bị hỏng dẫn đến 124 người tử vong. Điều này khiến hãng phải gấp rút tiến hành triệu hồi bắt đầu vào năm 2014.
Triệu hồi động cơ diesel của Volkswagen
Năm 2016, việc Volkswagen sử dụng phần mềm mang tên "dụng cụ triệt tiêu" (defeat device) để làm giảm lượng khí thải, phù hợp với luật khí thải ở châu Âu bị phanh phui, đã làm chấn động ngành xe và doanh số bán hàng của hãng này trên toàn cầu.
Khi đó, 11 triệu xe Volkswagen thuộc các mẫu xe được sản xuất từ 2009-2015 bị triệu hồi. Trên thực tế, những động cơ này đang tạo ra lượng khí thải gây ô nhiễm gấp 40 lần so với mức cho phép.
Triệu hồi túi khí Takata
Đây là vụ triệu hồi lớn nhất và nổi tiếng nhất trong ngành công nghiệp xe hơi. Cho đến năm 2013, hàng loạt vụ bê bối tiết lộ rằng túi khí có thể phát nổ và bắn những mảnh kim loại về phía người ngồi trên xe.
Hơn 67 triệu xe bị triệu hồi kể từ năm 2013 với tổng cộng 34 thương hiệu ô tô trên toàn thế giới bị ảnh hưởng. Việc triệu hồi vẫn đang diễn ra cho tới hiện tại.
Tính đến hết năm 2023, số xe bị ảnh hưởng đã được xác định giảm xuống còn 52 triệu. Tuy nhiên, lỗi này đã dẫn đến 26 trường hợp tử vong, hơn 400 trường hợp bị thương liên quan đến việc bung túi khí.


Chiếc Aurus Senat Convertible dẫn đầu tại lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
Trong khi một số hãng ghi nhận doanh số kỷ lục nhờ xe điện và hybrid, một số tên tuổi lớn lại rơi vào tình cảnh lao đao vì lợi nhuận sụt giảm.
Chiếc xe Alfa Romeo 8C từng gắn liền với một hoàng tử nước Ý chuẩn bị được đưa lên sàn đấu giá, mức giá mà các nhà sưu tầm sẵn sàng chi trả cho chiếc xe này dự kiến lên tới con số 3 triệu bảng Anh, tương đương khoảng 104 tỷ đồng.
Hãng xe tự lái Roox đã bị tạm dừng hoạt động vì lỗi liên quan đến vụ 270 xe taxi tự hành bị triệu hồi sau vụ tai nạn ngày 8/4 tại Las Vegas, Mỹ
Nhân dịp ra mắt bộ phim F1, hãng xe Đức Mercedes đã giới thiệu phiên bản giới hạn AMG GT 63 4MATIC vốn mô phỏng theo mẫu xe đua giả tưởng đến từ đội Expensify F1 Team.
Bugatti vừa chính thức bàn giao những chiếc W16 Mistral đầu tiên, mở ra một chương kết huy hoàng cho động cơ W16 – biểu tượng cơ khí đã làm nên tên tuổi Veyron và Chiron.
0