Những giá trị lịch sử của Trường Mỹ thuật Đông Dương

Qua những góc độ tiếp cận đa dạng về Trường Mỹ thuật Đông Dương giai đoạn 1925-1945, hội thảo “Trường Mỹ thuật Đông Dương: Sứ mạng lịch sử” đã thảo luận về vai trò và những đóng góp của Trường Mỹ thuật Đông Dương đến nền mỹ thuật Việt Nam, nhìn nhận những giá trị lịch sử và văn hóa của ngôi trường này trong hành trình phát triển mỹ thuật hiện đại Việt Nam.

Hội thảo nằm trong chuỗi các sự kiện hướng tới kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (1925 - 2025), tiền thân là Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, do Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Tại hội thảo, 12 tham luận đã trình bày về bối cảnh hình thành, quá trình 20 năm (1925 - 1945) đào tạo và phát triển cũng như những đóng góp của các thế hệ sinh viên Mỹ thuật Đông Dương cho giai đoạn mở đầu và những giai đoạn tiếp theo của mỹ thuật Việt Nam hiện đại.

Từ năm 1925, trên mô hình và hệ thống sư phạm của phương Tây (Trường Mỹ thuật quốc gia Paris) kết hợp với việc khai thác nghệ thuật truyền thống Việt Nam, trường đã đào tạo những nghệ nhân An Nam trở thành những nghệ sĩ. Từ ngôi trường này, ý thức nghệ thuật của các nghệ sĩ Việt Nam đã được đánh thức, nuôi dưỡng.

Bên cạnh sự khuyến khích của những người thầy Pháp và sự nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo mỹ thuật, các nghệ sĩ đã tìm ra hình thức, chất liệu, kỹ thuật đặc trưng của người Việt. Chính vì vậy, giai đoạn 1925-1945 được coi như nền móng có ý nghĩa to lớn đối với lịch sử mỹ thuật Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chùa Vạn Niên, ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi nằm yên bình bên bờ hồ Tây đang là một điểm đến hấp dẫn tại Hà Nội.

Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.

Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), tối 18/11, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.

Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, mang đến trải nghiệm gần gũi và hấp dẫn hơn.

Xuất phát từ tình yêu đối với văn chương, một dự án cộng đồng mang tên “Rubik văn chương” đã ra đời và trở thành nơi trao đổi các kiến thức văn học bổ ích của những bạn trẻ.

Từ nay đến hết ngày 30/11, công chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài nước khi đến với không gian Aqua Art, 44 phố Yên Phụ, sẽ được thưởng lãm nhiều tác phẩm tranh vẽ về Hà Nội cùng các workshop về hội họa độc đáo.