Những điều cần biết về quy trình chạy thận nhân tạo
Khi chức năng thận bị suy giảm, khả năng lọc máu cũng kém đi, dẫn đến các chất độc và dịch tích tụ trong cơ thể gây rối loạn các cơ quan. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Ở những người bị suy thận, tổn thương thận cấp tính hoặc chấn thương, chạy thận là phương pháp lọc máu thường được áp dụng bên cạnh phương pháp lọc màng bụng.
Ở kỹ thuật này, máu của người bệnh sẽ được đưa ra một bộ lọc bên ngoài cơ thể, làm nhiệm vụ giống như thận là làm sạch máu và sau đó máu được đưa trở lại cơ thể người bệnh. Chạy thận có thể được thực hiện tại bệnh viện, cơ sở lọc máu hoặc ngay tại nhà.
Tùy vào tình trạng suy thận, tổn thương thận mà tần suất chạy thận ở những người bệnh có thể không giống nhau. Song, hầu hết bệnh nhân phải duy trì chạy thận cho đến khi kiểm soát được bệnh.

Với người bị suy thận, tổn thương thận nặng, chạy thận nhân tạo là một trong những bước điều trị quan trọng. Bệnh nhân sẽ nhận được nhiều lợi ích từ mỗi lần chạy thận nhân tạo như: loại bỏ được chất độc và dịch thừa khỏi cơ thể, hồi phục sức khỏe, tăng cảm giác thèm ăn, ngủ ngon. Từ đó chất lượng cuộc sống cũng tốt hơn.
Số liệu khảo sát mới nhất của Hội Lọc máu Việt Nam cho thấy, nước ta có khoảng 30.000 người bệnh suy thận cần lọc máu, chiếm 0,031% dân số. Cả nước hiện có hơn 5.000 máy thận nhân tạo với hơn 400 đơn vị lọc máu. Với điều kiện trang thiết bị hiện có, nước ta mới đáp ứng 30% nhu cầu điều trị lọc máu.
Quy trình chạy thận nhân tạo bao gồm nhiều khâu kỹ thuật và cần theo dõi lâu dài. Nếu không thực hiện đúng cách, người bệnh có thể đối mặt với nhiều rủi ro. Để chuẩn hóa những bước thực hiện, tránh các biến chứng trong buổi lọc, quy trình chạy thận nhân tạo cần được đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt theo quy định của Bộ Y tế và do bác sĩ chỉ định.


Viện Sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai thời gian qua đã tiếp nhận và điều trị cho không ít các trường hợp trẻ tự gây thương tích cho bản thân. Theo các bác sĩ: trước và sau mỗi kỳ thi quan trọng, tình trạng trẻ tự gây thương tích nhập viện có xu hướng gia tăng.
Một trung tâm trị liệu tại Seoul, Hàn Quốc đang thu hút sự chú ý với phương pháp độc đáo - sử dụng cám gạo lên men kết hợp với thảo dược để tạo nhiệt, giúp giảm đau nhức cơ thể và căng thẳng.
Khi thời tiết giao mùa, độ ẩm không khí thay đổi thất thường sẽ dễ khiến thức ăn ôi thiu, gây ngộ độc thực phẩm.
Bộ Y tế kêu gọi các địa phương đẩy mạnh tiêm chủng, đặc biệt là tiêm vét vắc xin sởi và khuyến khích người dân tiêm vắc xin phòng cúm.
Cùng nhau rèn luyện, nâng cao thể lực, sức khỏe dẻo dai và sống vui, sống có ích là “phương châm hành động” của các thành viên Câu lạc bộ sức khoẻ ngoài trời quận Hà Đông, Hà Nội.
Báo cáo từ Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội đang có xu hướng gia tăng. Do đó, Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp bảo vệ sức khỏe trước tình trạng ô nhiễm không khí, đồng thời xem xét phương án cho học sinh tiểu học, mẫu giáo nghỉ học, tránh ảnh hưởng sức khỏe.
0