Những điểm bất thường khi mua hàng trên Temu

Khi Temu đổ bộ vào Việt Nam kèm theo nhiều ưu đãi hấp dẫn, nhiều người đã tải Temu để trải nghiệm. Không chỉ bất ngờ vì giá thành, nhiều người còn ngỡ ngàng vì việc đặt hàng quá nhanh chóng đối với một sàn thương mại điện tử xuyên biên giới.

Chỉ 3 ngày để một đơn hàng đặt tại Quảng Đông (Trung Quốc) được vận chuyển đến Hà Nội, đó là điều gần như không tưởng đối với việc mua hàng online từ các quốc gia châu Á. Cần phải nhắc lại rằng, với các sàn thương mại điện tử khác, thời gian sẽ mất khoảng 7 - 10 ngày để người mua nhận được hàng.

Ông Hoàng Việt Phương - Phó Giám đốc Công ty cổ phần Giao nhận Vận tải Quốc tế Lacco cho hay: "Đối với hàng thương mại điện tử từ kho của nhà bán Trung Quốc giao đến tay người nhận tại Việt Nam mất từ 3 - 5 ngày là tương đối nhanh. Ở mỗi đầu là đầu xuất và đầu nhập, tối thiểu mỗi bên cũng mất từ 1 - 2 ngày, cộng với đường vận tải như đường không, đường bộ hoặc đường biển, tùy theo hình thức cũng mất từ 1 - 15 ngày."

Nhiều người dùng phản ánh, sau khi đặt hàng xong trên Temu, họ nhận được thông báo: hàng đã được chuyển về kho ở Bình Dương, hoặc Gia Lai. Đường đi của những đơn hàng trên Temu có những điều khiến người ta cảm thấy bất thường.

TS. Bùi Quý Thuấn - Chuyên gia Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Trường Đại học Phenikaa chia sẻ: "Điều này đặt ra một câu hỏi liên quan đến xuất xứ của hàng hóa, cũng như việc hàng hóa đó có được làm các thủ tục xuất khẩu theo quy định pháp luật của Việt Nam hay không. Về vấn đề này, cơ quan quản lý Nhà nước cần phải theo dõi và yêu cầu sàn thương mại điện tử Temu xuất trình. Và chúng ta thấy rõ ràng là trong trường hợp như vậy, sàn thương mại điện tử này đang vi phạm quy định pháp luật về quản lý hàng hóa cũng như vấn đề về các quyết định xuất nhập khẩu."

Nếu nhận được những đơn hàng kém chất lượng việc đổi trả hàng sẽ thực hiện như thế nào khi địa chỉ thông tin người bán trên ứng dụng một đằng, trên đơn hàng một nẻo.

Bà Phạm Thị Minh Phương – Phó trưởng phòng nghiệp vụ 3 – Tổng cục Quản lý thị trường cho biết: "Hiện tại, chúng tôi đang làm việc rất gắt gao với các sàn, yêu cầu cung cấp các thông tin liên quan đến các vụ vi phạm trên các sàn thương mại điện tử. Khi phát hiện ra các sàn đó, chúng tôi tổ chức kiểm tra ngay, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để tìm ra địa chỉ kho hàng và tất cả những cái liên quan đến hàng hóa đó và kiểm tra về nguồn gốc xuất xứ, giấy phép lưu hành."

Mô hình hoạt động của Temu theo hình thức ký gửi toàn bộ, tức là các nhà cung cấp sẽ thỏa thuận về giá bán sỉ và gửi hàng đến kho Temu. Theo tìm hiểu, tại Hà Nội có ít nhất hai đối tác đang giao hàng cho Temu là Ninja Van và Best Express. Nhiều ý kiến cho rằng, cần siết chặt quản lý với những đơn vị vận chuyển hàng hoá cho các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới, trong đó có Temu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chỉ số mua hàng của các nhà sản xuất đã tăng trở lại sau bốn tháng duy trì đà giảm cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất Việt Nam có cải thiện.

Sau ba tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.

Giá vàng miếng trong nước quay đầu giảm mạnh. Hiện tại, vàng các thương hiệu đang mua vào 98,8 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 101,3 triệu đồng/lượng.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đánh giá cao kết quả kinh doanh và những đóng góp của Công ty trách nhiệm hữu hạn LG Display Việt Nam Hải Phòng đối với kinh tế Việt Nam, trong buổi tiếp đại diện doanh nghiệp này vào chiều ngày 4/4.

Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã kêu gọi chính quyền Mỹ xem xét gia hạn việc áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam, để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng với quy định mới.

Nhiều mặt hàng Việt không phải chịu mức thuế đối ứng 46% khi xuất khẩu sang Mỹ như thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...