NHNN bơm ròng hơn 31.400 tỷ đồng trong tháng 3

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã duy trì xu hướng bơm ròng trên thị trường mở, với tổng quy mô hơn 31.400 tỷ đồng trong tháng 3.

Thị trường tiền tệ tháng 3 đã chứng kiến những động thái đáng chú ý từ Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định thanh khoản hệ thống tài chính và hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh các yếu tố vĩ mô đang có nhiều biến động.

Ngân hàng Nhà nước đã duy trì xu hướng bơm ròng trên thị trường mở, với tổng quy mô hơn 31.400 tỷ đồng.

Nhờ vào biện pháp điều tiết của nhà điều hành, thanh khoản hệ thống tổ chức tín dụng được đảm bảo và có dư thừa, tâm lý thị trường tiền tệ được củng cố, lãi suất liên ngân hàng có xu hướng giảm.

Theo đó, lãi suất cho vay qua đêm bắt đầu ở mốc 4,74% tại ngày 4/3, sau đó giảm xuống 3,88% tại phiên 7/3 và phục hồi trở lại ở mốc 4,81% vào giữa tháng 3, tiếp tục xu hướng giảm chủ đạo trong nửa tháng còn lại. Tại phiên 28/3, lãi suất cho vay qua đêm ghi nhận ở mốc 3,53%, mức thấp nhất trong tháng, giảm 1,28 điểm % so với mức đỉnh trong tháng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Canada là nước đầu tiên tuyên bố áp thuế trả đũa sau khi Mỹ công bố kế hoạch áp thuế đối ứng đối với hàng hoá nhập khẩu.

Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định tiếp tục điều chỉnh tăng giá bán lẻ xăng dầu từ 15h chiều 3/4.

VN-Index vừa có phiên điều chỉnh mạnh nhất trong lịch sử với nhịp giảm gần 88 điểm, mất 6,68% - gần biên độ dao động tối đa là 7% theo quy chế giao dịch của HoSE.

Nhiều doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề đã tổ chức họp khẩn trong sáng 3/4 nhằm tìm giải pháp giảm thiểu thiệt hại, trước thông tin Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam.

Thông tin Mỹ áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam đã gây chấn động thị trường, vượt xa mọi dự đoán từ giới chuyên gia, doanh nghiệp và cả chính các nhà đầu tư Mỹ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với hơn 180 nền kinh tế, dự báo sẽ làm suy yếu nền kinh tế thế giới vốn đang mới phục hồi sau giai đoạn lạm phát ảnh hưởng bởi xung đột địa chính trị.