Nhiều học sinh lớp 9 lựa chọn học nghề
Năm học 2025, toàn thành phố Hà Nội có khoảng 127.000 học sinh xét tốt nghiệp THCS. Dự kiến, số học sinh trúng tuyển vào trường THPT công lập là khoảng 79.000 học sinh. Như vậy, còn khoảng 48.000 học sinh sẽ theo học tại các trường THPT tư thục, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Những con số trên cho thấy, áp lực từ kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập của Hà Nội là rất lớn đối với các em học sinh và gia đình. Thực hiện công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, nhiều học sinh lớp 9 dựa trên năng lực, nguyện vọng đã lựa chọn học nghề, không tham gia vào kỳ thi lớp 10.
Dựa trên kết quả học tập, kết quả kiểm tra định kỳ trên lớp đều khá thấp, học sinh Đinh Ngọc Thiện (Trường THCS Khánh Thượng, huyện Ba Vì) cho biết sẽ không tham gia kỳ thi vào lớp 10 công lập của Hà Nội vào tháng 6 tới. Ngọc Thiện chia sẻ: "Khi thi thử, kết quả của em không quá thấp cũng không quá cao, nên em có ý định vào cao đẳng, để vừa học vừa có nghề".
Không chỉ học sinh ngoại thành Hà Nội, nhiều học sinh ở các quận nội thành cũng xác định được khả năng, sở thích và nguyện vọng của mình để từ đó có những lựa chọn bớt áp lực.
Học sinh Đỗ Phương Anh (Trường THCS Minh Khai, quận Hai Bà Trưng) chia sẻ: "Em tự nhận thấy mình chưa đủ cố gắng, trong lớp chưa đủ nỗ lực nên em quyết định không thi vào 10, thay vào đó học nghề".
Công tác định hướng, phân luồng cho học sinh sau tốt nghiệp THCS đã được các nhà trường dần chú trọng. Học sinh thường được chia nhóm dựa theo học lực và nguyện vọng.
Đối với những học sinh học lực yếu, giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm cung cấp thông tin cho phụ huynh về các cơ hội học tập của học sinh sau khi tốt nghiệp THCS để phụ huynh nắm bắt, tìm hiểu.
Bà Nguyễn Thị Ánh Hồng, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, cho biết: "Những trường hợp xác định thi nhưng kết quả không khả quan thì gia đình cần nhìn nhận lại, lúc đó nhà trường sẽ đả thông tư tưởng. Phụ huynh cũng phải giúp các em chọn định hướng cho mình vì thi lên THPT không phải là con đường duy nhất".
Ông Nguyễn Mạnh Hưởng, Hiệu trưởng Trường THCS Khánh Thượng, huyện Ba Vì cho hay: "Năm nay trường có có 131 học sinh lớp 9. Trong đó, chỉ có 70-80% học sinh đỗ vào cấp 3. Còn lại các em sẽ học nghề".
Thực tế, học nghề dường như là lựa chọn cuối cùng của phụ huynh và học sinh nếu các em không có cơ hội vào lớp 10 công lập. Do đó, việc phân luồng, hướng nghiệp cần có kế hoạch trên tinh thần cung cấp thông tin để phụ huynh, học sinh lựa chọn.
Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội khẳng định, nghiêm cấm việc ép buộc phân luồng vì việc tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập là quyền chính đáng của tất cả học sinh.


Tổng Bí thư Tô Lâm thống nhất chủ trương các trường tiểu học, THCS tổ chức dạy học 2 buổi/ngày tùy theo điều kiện của từng địa phương về cơ sở vật chất, tài chính và giáo viên.
Xây dựng các chương trình đào tạo mới, đón đầu yêu cầu phát triển kinh tế xanh, kinh tế số và thích ứng biến đổi khí hậu là nhiệm vụ trọng tâm được lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường giao cho Trường Đại học Thủy Lợi.
Áp lực từ các kỳ thi chuyển cấp đối với học sinh, phụ huynh là có, nhưng cách đối diện và vượt qua áp lực hiện nay đã thay đổi.
Phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng chia sẻ trách nhiệm” là giải pháp của ngành Giáo dục Thủ đô nhằm khắc phục sự chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa các trường vùng ngoại thành và nội thành.
Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng nhà giáo nhằm giải quyết những bất cập trong sử dụng và quản lý đội ngũ nhà giáo trong thời gian qua.
Một dự án của học sinh Hà Nội sẽ tham dự cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2025, diễn ra tại Mỹ.
0